Bạn có đang tiếp cận môi trường làm việc số đúng cách?

Chúng ta đang ở trong một thế giới nơi vạn vật đều kết nối nhờ có sự ra đời của Internet. Internet mở cho ta những tiềm năng vô hạn về việc kết nối và chia sẻ thông tin, nhưng cũng kéo theo không ít rủi ro, đặc biệt là về vấn đề bảo mật thông tin và an ninh mạng.

Nhiều năm trước, chúng ta đã từng mơ về một thế giới nơi mọi thứ đều kết nối, ta có thể ở văn phòng mà vẫn theo dõi những gì đang xảy ở nhà, hay tương tác bằng giọng nói tới tất cả các thiết bị trong nhà. Ước mơ tưởng chừng như xa vời đó lại đã và đang trở thành hiện thực khi mạng không dây giờ đây đang đem lại sự kết nối dễ dàng chưa từng có. Xu hướng IoT (Internet Vạn vật) đang ảnh hưởng tới mọi thứ quanh chúng ta, từ lĩnh vực y tế tới môi trường, từ cách thức bán lẻ đến cách vận hành của các doanh nghiệp, IoT đang thay đổi quy trình nghiệp vụ và trải nghiệm tiêu dùng.

Bạn có đang tiếp cận môi trường làm việc số đúng cách? - 1

Nhận thấy tiềm năng to lớn của IoT trong việc tạo ra những môi trường làm việc thông minh hơn và hiệu quả hơn, ngày càng có nhiều tổ chức chú trọng vào phát triển và ứng dụng xu hướng này. Tuy nhiên, sự hứa hẹn về một môi trường kết nối mọi thiết bị cũng đi kèm với nhiều vấn đề gây mất ngủ đối với các chuyên viên Công nghệ thông tin (CNTT). Các thiết bị cá nhân và cách sử dụng đầy rủi ro của người dùng nói riêng và hệ thống IoT nói chung đang vướng phải rất nhiều lỗ hổng bảo mật, do đó vấn đề kiểm soát các thiết bị kết nối và hành vi của người dùng cần được chú trọng khi thiết lập hạ tầng mạng theo xu hướng IoT.

Những thách thức mới!

Có bao giờ bạn tự hỏi liệu những thiết bị nào đang kết nối với mạng không dây và có dây của mình? Liệu hạ tầng mạng của mình đang phục vụ cả những thiết bị gián điệp đang dễ dàng trao đổi thông tin với môi trường bên ngoài mà bộ phận CNTT không có khả năng nhận biết? Có phải những thiết bị kết nối đang hoạt động trong phạm vi cho phép? Việc lập hồ sơ thường xuyên các thiết bị kết nối phần nào tăng cường khả năng phân loại và phân quyền truy cập vào các tài nguyên trên hệ thống.

Bên cạnh đó, với mật độ ngày càng dày đặc các thiết bị di động và các thiết bị IoT sử dụng lưu lượng dữ liệu lớn chưa từng có vào những mục đích mới như truyền tải video hay thu thập dữ liệu liên tục đang trở thành gánh nặng cho các hạ tầng mạng lỗi thời. Các công cụ quản lý liên tục giám sát nhằm phân loại lưu lượng và đảm bảo băng thông giờ đây ngày một trở nên trọng yếu hơn.

Chúng ta cũng không thể không kể đến việc các thiết bị có dây đang bị bỏ quên. Có người cho rằng mạng có dây thì dễ dàng kiểm soát, nhưng quá trình mở rộng mạng có dây thường làm gián đoạn tính đồng nhất giữa các thiết bị chuyển mạch, khiến chúng trở nên lỏng lẻo và dễ bị truy cập. Thêm vào đó, phần lớn các thiết bị mạng có dây được thiết kế từ trước sự ra đời của IoT và không hỗ trợ nhiều cho các thiết bị không dây. Kỷ nguyên IoT, không may, đòi hỏi sự kết nối, bảo mật và quản lý cần phải hỗ trợ lẫn nhau giữa các thiết bị mạng có dây và không dây, đảm bảo chúng có thể đồng bộ, nhưng vẫn có thể phân vùng khi cần.

Thực tế cho thấy, một khi trở thành mục tiêu của tin tặc thì với những lỗ hổng kể trên, việc phát hiện và ngăn chặn chúng không hề dễ dàng nếu không nói là vô cùng đắt đỏ. Nó đòi hỏi bộ phận CNTT có những công cụ quản lý, những giải pháp có thể hoạt động trên hạ tầng của nhiều nhà cung cấp khác nhau và có khả năng giao tiếp mở với các hệ thống khác.

Đâu là giải pháp?

Nhằm giải quyết những vấn đề an ninh đang nảy sinh ngày một nhiều từ những sơ hở của hệ thống mạng, điều các tổ chức cần lúc này là một giải pháp tổng thể, nhằm quản lý một cách thống nhất và xuyên suốt cơ sở hạ tầng mạng. Một trong những nhà cung cấp giải pháp CNTT hàng đầu Thế giới, HPE Aruba, đã đón đầu xu hướng IoT bằng giải pháp tổng thể gồm 6 bước được thiết kế phù hợp với đặc trưng từng ngành nghề nhằm khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ di động và IoT:

1. Xác định và lập hồ sơ tất cả thiết bị trên mạng: Hệ thống IoT chỉ có thể đạt tới hiệu suất tối ưu khi cung cấp được những dữ liệu nguyên gốc thu thập qua các kết nối và các thiết bị an toàn, đáng tin cậy. Giải pháp Aruba Clearpass có khả năng hiện thực hóa lý tưởng này. Nó cho phép bộ phận CNTT xác định loại thiết bị IoT và thuộc tính của các thiết bị IoT cũng như các thiết bị thông minh truyền thống trên nhiều môi trường mạng có dây và không dây khác nhau.

2. Kết nối các thiết bị di động và IoT với mạng có dây và không dây đồng bộ: Các thiết bị truy cập không dây Access Point (AP) chuẩn 802.11ac của Aruba có thể đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu Gbps nhanh nhất, và với công nghệ tiên tiến về chuyển vùng thiết bị di động và phân loại ưu tiên, các lưu lượng dữ liệu quan trọng sẽ được ưu tiên. Bên cạnh đó, Hãng này cũng giới thiệu các thiết bị chuyển mạch và hệ điều hành đồng bộ giữa mạng có dây và không dây, khắc phục vấn đề của những hệ thống mạng dây cũ không hỗ trợ IoT kể trên. Với giải pháp đồng bộ hóa mạng có dây và không dây này, mạng nội bộ doanh nghiệp có nhiều khả năng mở rộng hơn, đơn giản hơn, nhưng đồng thời khả năng bảo mật lại được tăng cường hơn.

3. Bảo vệ mạng bằng các chính sách thông minh: Aruba ClearPass cung cấp khả năng quản lý các chính sách mạng một cách linh hoạt, đồng thời cho phép sử dụng các giao thức chuyển mạch để can thiệp tức thời tới thiết bị đầu cuối hoặc các khu vực dễ bị tấn công. Aruba Clearpass cũng cung cấp khả năng tương tác với các hệ thống bảo mật chuyên nghiệp khác để phát hiện và phản ứng kịp thời trước những nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

4. Quản lý mạng – tại chỗ và môi trường điện toán đám mây: Không chỉ kết nối, các thông tin về hiệu năng mạng, hành vi người sử dụng và hoạt động của ứng dụng cũng cần được cung cấp để giúp phòng chống các rủi ro và tối ưu hóa tài nguyên mạng. Các giải pháp quản lý mạng tại chỗ như Airwave hay trên môi trường điện toán đám mây Aruba Central cung cấp công cụ phân tích và báo cáo trực quan các vấn đề trên mạng để xử lý sự cố kịp thời và quy hoạch lại mạng trước khi sự cố xảy ra.

5. Cá nhân hóa trải nghiệm với thông tin về vị trí và bối cảnh: Giải pháp về định vị của Aruba còn cho phép các tổ chức sử dụng công nghệ Bluetooth Low-Energy (BLE) để triển khai các dịch vụ dựa trên ví trí như hỗ trợ tìm đường và định vị trong tòa nhà, báo cáo về bối cảnh trong các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, bệnh viện, v.v. Nhờ đó nhân viên có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các địa điểm cung cấp sản phẩm đang quan tâm và người quản lý có thể thiết kế lại mặt bằng hay kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn.

6. Không ngừng cải tiến: Tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp hay tổ chức của bạn, HPE Aruba và các Đối tác công nghệ sẽ thiết kế giải pháp bao trùm mọi yếu tố, từ kết nối an toàn đến dịch vụ định vị và tương tác di động.

Tìm hiểu thêm về các giải pháp môi trường làm việc kỹ thuật số của HPE Aruba tại: https://www.hpe.com/us/en/solutions/mobility/

http://www.arubanetworks.com/solutions/digital-workplace/