Những dấu hiệu không thể ngờ của bệnh tim

(Dân trí) - Đừng tin những điều sau đây nếu bạn không thật sự muốn nâng niu trái tim mình. Vì chúng có vẻ khó tin. Tuy nhiên, sự thật là không phải khi nào trái tim của bạn cũng phát đi tín hiệu SOS rõ rệt với những biểu hiện dễ thấy. Đôi khi nó thể hiện những vấn đề bất ổn qua những dấu hiệu không mấy ai ngờ đến. Liệu bạn có bất ngờ với những triệu chứng bệnh tim mới nghe tưởng không liên quan gì dưới đây?

Ngáy và ngưng thở khi ngủ

Đừng chủ quan khi bạn bị ngủ ngáy
Đừng chủ quan khi bạn bị ngủ ngáy

Phản đối: Ngáy thì sao nào? Bạt ngàn người ngủ ngáy, cả đàn ông, đàn bà, trẻ con. Chả lẽ ai cũng có bệnh về tim?

Giải thích: Có bao nhiêu người ngượng ngùng, xấu hổ vì mình có tật ngáy? Quá nhiều. Ngáy là hiện tượng phổ biến và không đáng lo ngại nếu chỉ thỉnh thoảng diễn ra, hoặc thường xuyên nhưng với âm lượng vừa phải trở xuống. Tuy nhiên nếu ai đó ngáy thường xuyên và quá to, đủ để đánh thức người bên cạnh hoặc buộc họ phải bịt tai, có thể tim của “khổ chủ” đang bất ổn. Chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ chính là nguyên nhân gây ra những tiếng “sấm” đó. Chứng này cũng có liên quan đến tất cả các loại bệnh tim mạch. Tình trạng rối loạn đường thở trong khi ngủ làm giảm lượng oxy trong máu để nuôi tim, khiến tim phải gồng mình để hỗ trợ phổi và khắc phục tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Lợi bị đau, sưng, chảy máu

Lợi đau, chảy máu, sưng thường – bạn nên đi khám càng sớm càng tốt
Lợi đau, chảy máu, sưng thường – bạn nên đi khám càng sớm càng tốt

Phản đối: Viêm lợi thôi mà, có cần làm to tát lên thế không? Hầu như ai chả có lúc sưng lợi, chảy máu lợi? Nhiễm trùng thôi mà.

Giải thích: Sưng, chảy máu lợi tất nhiên do nhiều nguyên nhân, nhiều khi chỉ là do kém vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không loại trừ việc tim mắc bệnh khiến máu lưu thông kém - một nguyên nhân cơ bản của bệnh nha chu. Sự liên quan giữa một loại vi khuẩn phổ biến trong bệnh về lợi với tình trạng tích tụ mảng bám trong bệnh động mạch vành hiện đang được nghiên cứu. Trước khi nghiên cứu này có kết quả, mọi người cần cảnh giác bởi bệnh về lợi có thể là cảnh báo sớm các bệnh về tuần hoàn, tim mạch!

Luôn khát nước, chân sưng phù

Nếu bạn không mang thai mà chân bị sưng phù thì có thể nghĩ đến bệnh tim mạch
Nếu bạn không mang thai mà chân bị sưng phù thì có thể nghĩ đến bệnh tim mạch

Phản đối: Khát nước liên tục người ta bảo do đang “háo”, do nói nhiều, do trời nóng bức đổ nhiều mồ hôi, hoặc căng thẳng tâm lý. Còn phù chân chỉ có mấy bà bầu xuống máu thôi. Chẳng liên quan gì đến tim cả!

Giải thích: Nhiều người hay thấy khát nước dù trong mùa nóng hay lạnh, thậm chí vừa uống xong đã khát. Điều này đôi khi không phải do nói nhiều, căng thẳng, hay do thời tiết. Tương tự, không chỉ có thai phụ mới hay bị sưng phù ở chân. Một số người, cả phụ nữ không bầu bí và đàn ông cũng có hiện tượng chân sưng lên ở vùng mắt cá chân, bắp chân, cổ tay hoặc ngón tay…Thủ phạm chính là hiện tượng giữ nước – một dấu hiệu của bệnh động mạch vành, suy tim, và các hình thức khác của bệnh tim mạch. Tình trạng giữ nước hay phù nề xảy ra khi tim không bơm được máu đầy đủ cho khắp cơ thể và máu không mang được chất thải từ các mô. Phù thường bắt đầu ở bàn chân, mắt cá chân, ngón tay, bàn tay bởi đó là khu vực xa tim, nơi lưu thông máu kém hơn.

Đau thắt ở bụng, vai

Đau thắt ở bụng, vai có phải dấu hiệu của bệnh tim mạch?
Đau thắt ở bụng, vai có phải dấu hiệu của bệnh tim mạch?

Phản đối: Sao đau thắt bụng, vai lại liên quan đến tim được? Vô lý. Có thể do bệnh tiêu hóa hay đau cơ, hoặc căng thẳng, hoặc vận động sai cách chứ.

Giải thích: Cơn đau thắt ở vùng bụng do tim đang “ốm” đôi khi bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng. Cũng có khi cơn co thắt kéo đến vùng vai, cổ, cánh tay, quai hàm hay vùng lưng phía trên nên dễ bị hiểu nhầm là phần cơ bị kéo. Nhưng có thể phân biệt, chứng đau thắt liên quan đến bệnh tim xảy ra thường xuyên hơn và mỗi lần đau sẽ rất ngắn. Nguyên do, khi mảng bám tích tụ trong động mạch vành, nó tước đi phần máu dành cho cơ tim khiến cơ tim bị ép lại. Hầu hết những người bị đau thắt ngực thường xuất hiện triệu chứng này khi tim chịu thêm áp lực, chẳng hạn như tập thể dục hoặc căng thẳng.

Đời sống chăn gối không như ý

Rối loạn cương dương cũng là một trong những dấu hiệu ít biết của bệnh lý tim mạch
Rối loạn cương dương cũng là một trong những dấu hiệu ít biết của bệnh lý tim mạch

Phản đối: Đến cả chuyện này cũng có thể do bệnh tim? Có vẻ tào lao vì có tỉ thứ lý do khác hợp lý hơn.

Giải thích: Với nam giới, kém “mạnh mẽ” trong chuyện ấy đã đủ khổ lắm rồi, nhưng còn khổ hơn nếu cánh mày râu biết nó có thể liên quan đến bệnh tim. Chắc không ít người “ngã ngửa” khi biết rằng, rối loạn cương dương là một trong những dấu hiệu hàng đầu cho thấy tim đang bệnh. Bởi khi động mạnh bị thu hẹp hoặc xơ cứng, lưu lượng máu đến dương vật bị hạn chế dẫn đến khó duy trì sự cương cứng. Không chỉ nam giới, phụ nữ cũng có thể giảm chất lượng cuộc yêu do có vấn đề ở tim. Tim trục trặc gây thiếu oxy, cơ thể mệt mỏi dễ làm “tắt điện” ngay khi đèn vừa mới bật!

Cảnh báo: Nếu thường xuyên mắc phải một trong những triệu chứng trên bạn cần đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt. Thông qua việc thăm khám bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, để từ đó có biện pháp xử trí kịp thời, “chặn đứng” bệnh, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ Giáo sư, bác sĩ giỏi tiêu biểu là Phó giáo sư, Tiến sĩ, thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh - là một trong những chuyên gia về tim mạch được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bằng chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và sự tận tình của mình, bác sĩ đã điều trị thành công nhiều ca bệnh. Liên hệ 1900 5588 96 để được giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám với Phó giáo sư Quýnh.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm