Mất ngủ vì kết quả gan nhiễm… mỡ

Béo phì, uống nhiều rượu thường được cho là thủ phạm gây gan nhiễm mỡ. Vậy nên khi có kết quả gan nhiễm mỡ, nhiều người giật mình không hiểu do đâu mình mắc bệnh khi không thừa cân, cũng chẳng rượu bia, thuốc lá…

Muôn kiểu gan nhiễm mỡ


 

Muôn kiểu gan nhiễm mỡ

 

Do là chứng bệnh “thầm lặng”, hầu như không có triệu chứng khi ở giai đoạn đầu, nên nếu không thuộc nhóm thừa cân, béo phì, ham rượu, mê thuốc lá thì phần lớn đều cảm thấy “sốc” khi nhận kết quả gan nhiễm mỡ.

 

Trong 1 lần đi khám sức khỏe tổng quát vì trước đó anh có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, anh Hoàng Văn Thao (41 tuổi, Q. Phú Nhuận, TPHCM) giật mình khi bác sĩ báo kết quả gan bị nhiễm mỡ độ 1. Anh cứ đinh ninh là bệnh này của người béo nên với dáng vẻ “cây sậy” như anh không thể có chuyện mắc bệnh.

 

Còn bác Thanh Bình (64 tuổi, Q. Bình Thạnh, TPHCM), người bị tiểu đường đã cả chục năm nay,“sống chung” với bệnh tiểu đường, tôi thường phải kiêng khem những đồ ăn nhiều chất béo, nhiều gia vị… để duy trì đường huyết ổn định. Nào ngờ lần khám bệnh định kỳ cách đây 2 tháng tôi mới biết mình mắc thêm bệnh gan nhiễm mỡ, với chế độ ăn uống như vậy không hiểu sao tôi vẫn bị gan nhiễm mỡ”.

 

Riêng chị Tâm (38 tuổi, Q.4, TPHCM) thì buồn bã suốt kể từ hôm nhận kết quả gan nhiễm mỡ bởi đang phải dùng thuốc kháng viêm Corticosteroids(Prednisone) để điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính, chưa khỏi thì nay lại thêm bệnh mới…

 

Trên thực tế, những trường hợp như trên không hiếm và bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ là của riêng người thừa cân, béo phì, thích ăn đồ mỡ hay ham rượu bia, chè thuốc.

 

Thủ phạm nào cách chữa đó

 

Theo DS. Nguyễn Thanh Xuân, Trưởng phòng nghiên cứu, Cty Dược phẩm Phú Hưng, để trị bệnh cần phải hiểu rõ nguyên nhân.

 

Ví như với người gầy, thông thường gan chuyển hóa đường để tạo năng lượng, khi không có đủ đường để chuyển hóa, gan buộc phải thu thập mỡ dùng thay thế. Mỡ vào gan quá nhiều, tích tụ lại trong tế bào gan và gây ra chứng bệnh này. Những người bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết sẽ làm chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ. Những người gầy, thiếu protein trong thời gian dài sẽ làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa nên sinh ra gan nhiễm mỡ.

 

Do đó, để kiểm soát tình trang gan nhiễm mỡ, những người này cần phải áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và sinh hoạt lành mạnh. Trong bữa ăn cần cân đối rau quả và chất đạm như các loại thịt, nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu. Từ bỏ những thói quen xấu như ăn đêm, ăn vặt nên ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ và uống nhiều nước giúp gan thanh lọc độc tố.

 

Với bệnh nhân tiểu đường, nên có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức uống tốt cho gan như trà xanh, trà hoa hòe, trà actiso… giúp hạn chế thuốc điều trị tiểu đường kháng Insulin – một hormone protein kích thích quá trình tổng hợp và ức chế quá trình thoái hóa glicogen ở cơ, gan và mô mỡ. Đâyvừa là nền tảng để điều trị tiểu đường, vừa giúp hạn chế ăn tình trạng gan nhiễm mỡ tăng cao.

 

Còn như trường hợp chị Tâm, sử dụng thuốc kháng viêm Prednisone thì cần ngưng ngay để tránh gây độc cho gan và thay thế bằng thuốc an toàn có sự chỉ dẫn của bác sỹ. Bên cạnh đó cần đảm bảo một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thêm những thức uống từ thảo dược, giúp thanh lọc giải độc gan. DS. Thanh Xuân nói.

 

Lưu ý chung: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh gan nhiễm mỡ, do đó, để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ, trước hết người bệnh cần loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Đồng thời, có thể dùngviên uống bổ gan từ các thảo dượcnhư: Cardus marianus, Actiso, Bồ công anh, Bồ bồ…được bào chế trong viên uống Chức Năng Gan Bảo Nguyên giúp cân bằng chuyển hóa mỡ và giảm tình trạng lắng đọng mỡ tại gan, bảo vệ gan an toàn, hiệu quả.

 

Chức Năng Gan Bảo Nguyên – Niềm vui mới cho sức khỏe của bạn

 

Thông tin về sản phẩm &  bệnh gan, vui lòng gọi: 04 8585 7578 hoặc 0976 957 908 để được tư vấn. Hoặc truy cập: http://benhhoc.vn/tieu-hoa/44/Chuc-nang-gan-BN.aspx 

 

Sản phẩm không phải là thuốc, không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh.

GPQC: 1598/2012/TNQC-ATTP

 
N.V