Hôi miệng gây ra hậu quả nghiêm trọng mà không ai ngờ tới
(Dân trí) - Theo số liệu thống kê, hơi thở hôi hay chứng hôi miệng có ảnh hưởng đến khoảng 25% người dân hiện nay. Chứng hôi miệng khiến cho bất cứ ai gặp phải cũng cảm thấy rất mất tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, giao tiếp và tâm lý của người bệnh. Vậy chứng hôi miệng là gì? Hậu quả do chứng hôi miệng gây ra như thế nào? Cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chứng hôi miệng là gì?
Chứng hôi miệng hay còn được biết đến với cái tên bệnh hôi miệng, hơi thở hôi, là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Hơi thở hôi được ước tính ảnh hưởng đến 1 trong 4 người trên toàn cầu, chứng này có thể gặp ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Đây là chứng bệnh phổ biến thứ 3 trong số các bệnh lý về nha khoa, chỉ sau sâu răng và bệnh viêm nha chu, khoảng 25% dân số mắc phải chứng hôi miệng với những mức độ khác nhau.
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
* Bệnh lý về răng miệng
Chứng hôi miệng thường là do sự phân hủy protein của các vi sinh vật trong miệng, sản sinh ra các chất như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide có mùi khó chịu. Cụ thể là chứng hôi miệng thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hủy, sẽ tạo ra mùi hôi.
- Viêm nha chu (viêm lợi): Là tình trạng vùng lợi xung quanh răng bị viêm, sưng, tấy đỏ do vi khuẩn. Tình trạng này kéo dài không được điều trị sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng, gây ra chứng hôi miệng.
- Sâu răng: Có lỗ hổng ở răng, điều này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh và gây ra mùi hôi.
- Cao răng: Là tình trạng các mảng bám đóng vào chân răng tạo thành môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hôi miệng.
- Lưỡi bị viêm: Đây là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ bị dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
- Khô miệng: Nước bọt có nhiệm vụ giữ cho khoang miệng luôn ẩm, làm sạch miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid ở miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn từ đó gây hôi miệng.
* Các nguyên nhân khác
- Tác dụng phụ của các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, thuốc lợi tiểu... cũng làm giảm nước bọt trong miệng, góp phần gây hôi miệng. Một số loại thuốc có thể tạo ra mùi hôi khi chúng phân hủy và giải phóng hóa chất trong hơi thở. Những người uống bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có thể dễ bị hôi miệng.
- Hút thuốc lá cũng làm giảm lượng nước bọt. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng từ đó gây ra chứng hôi miệng.
- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hành tây và tỏi cũng có thể gây ra hơi thở hôi. Sau khi được tiêu hóa, sản phẩm phân hủy được mang từ máu đến phổi, đây cũng là nơi có thể hình thành hơi thở có mùi của bạn.
- Vệ sinh răng miệng: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa để đảm bảo loại bỏ các hạt thức ăn nhỏ có thể tích tụ trong các kẽ răng hoặc trong khoang miệng. Nếu không đánh răng thường xuyên sẽ dẫn đến các mảng bám tích tụ, vi khuẩn gây bệnh răng miệng phát triển và gây viêm lợi. Răng giả hoặc răng sứ sau khi bọc không được làm sạch thường xuyên hoặc đúng cách cũng có thể chứa vi khuẩn gây hôi miệng.
- Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn chay và ăn ít carbohydrate có thể gây ra chứng hôi miệng. Khi đốt cháy mỡ, ceton tạo ra trong cơ thể và một số được giải phóng ra hơi thở gây mùi hôi.
- Một số bệnh lý khác như bệnh ung thư, suy gan, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn ruột và các bệnh trao đổi chất khác có thể gây ra chứng hôi miệng do sự pha trộn cụ thể của các hóa chất mà chúng tạo ra. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra hơi thở hôi do trào ngược dạ dày thường xuyên.
Dấu hiệu nhận biết hôi miệng là gì?
Mùi cụ thể của hơi thở có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Tốt nhất là hỏi một người bạn hoặc người thân để đánh giá mùi hôi miệng của bạn, vì rất khó để tự mình đánh giá nó. Nếu không có ai, có một cách để kiểm tra mùi là thở ra lòng bàn tay sau đó ngửi.
Hậu quả của chứng hôi miệng gây ra đối với cuộc sống của người bệnh như thế nào?
Với người bệnh: Hôi miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, mức độ nặng nhẹ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Chứng hôi miệng ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý của người mắc phải. Khảo sát cho thấy, hầu hết những ai mắc chứng hôi miệng đều có chung cảm giác ngại tiếp xúc với những người khác và luôn thấy mất tự tin về bản thân mình trong khi giao tiếp với đối tác. Người bị hôi miệng do biết hơi thở qua miệng của mình nặng mùi, thường rất mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Đặc biệt là những người hàng ngày có sự giao tiếp (giáo viên, thuyết trình viên, ca sĩ, người bán hàng…); và những đối tượng thường có tiếp xúc, tâm sự như lứa tuổi học trò, sinh viên, giao lưu, trò chuyện trong gia đình, đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng. Thậm chí, có những người vì sợ người khác phát hiện ra mùi hôi của mình đã hạn chế tới mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ giao dịch kinh doanh.
Với những người xung quanh: Khi tiếp xúc với người bị hôi miệng, mùi hôi sẽ khiến mọi người khó chịu trong giao tiếp, và có thể gây ra những phản ứng như né tránh, xa lánh. Đối với những người bị hôi miệng nặng, ngay cả những người trong gia đình, trong lớp học, trong tổ công tác cũng cảm thấy rất khó khăn khi giao tiếp hằng ngày với nhau, thậm chí xa lánh. Hôi miệng ở một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vợ hoặc chồng bị hôi miệng, đối tác sẽ rất ngại tiếp xúc, gần gũi, nếu để lâu dần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm vợ chồng. Nếu những người độc thân bị hôi miệng sẽ hạn chế khả năng tìm kiếm một nửa kia, vì vậy, khó lập được gia đình hơn những người khác do ngại tiếp xúc hoặc đối tác không tiếp xúc.
Nguy hiểm nhất của chứng hôi miệng sẽ bị mọi người xa lánh do đó người bệnh tự mình khép kín dần, trở thành người tự kỷ. Bởi vì họ luôn sống trong sợ hãi, lo lắng, có nhiều trường hợp không tìm ra cách chữa cảm thấy cuộc sống bế tắc không lối thoát có thể dẫn đến hậu quả rất xấu, đó là tự tử.
Nên làm gì để phòng hôi miệng?
Nếu mắc chứng hôi miệng, bạn cần đi khám bệnh và điều trị theo nguyên nhân (nếu do bệnh tật gây ra), hoặc nghe tư vấn trong các trường hợp do lối sống, hay các vấn đề liên quan đến hôi miệng.
- Cần vệ sinh họng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,... Hạn chế ăn các loại gia vị như tỏi, hành, cần bỏ thuốc lá, thuốc lào... Người đeo hàm giả, niềng răng cần vệ sinh dụng cụ này mỗi tuần vài ba lần để làm sạch và không cho vi sinh vật trú ngụ, gây hôi miệng.
- Để có phương pháp điều trị phù hợp, bạn cần xác định chính xác hôi miệng là do nguyên nhân nào? Do các bệnh lý về răng miệng hay do các bệnh lý mạn tính khác từ đó mới có hướng khắc phục phù hợp.
- Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo cách mà nhiều người bị hôi miệng đã áp dụng có kết quả tốt là dùng dung dịch nha khoa có thành phần chính là sáp ong, kết hợp với lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay,... có tác dụng sát khuẩn, giúp hơi thở thơm tho, ngăn ngừa hôi miệng và những hậu quả đáng tiếc do hôi miệng gây ra.
Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/166636.php
Dung dịch nha khoa Nutridentiz có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn kết hợp với một số loại thảo dược quý khác như dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết xuất lá trầu không có công dụng nuôi dưỡng và tái tạo nướu, lợi, tăng cường sự chắc khỏe của nướu trong các trường hợp viêm quanh răng, viêm lợi, sau lấy cao răng, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng… Giúp làm sạch răng miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trên răng.
Dùng cho những người mắc các vấn đề răng miệng như: sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, có mảng bám trên răng, tụt lợi… Hay những người có thói quen hút thuốc lá, hơi thở có mùi khó chịu… Dùng súc miệng hàng ngày giúp nướu răng chắc khỏe. Với nam giới: Súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml, nên ngậm khoảng 30 giây trước khi nhổ bỏ đi. Với phụ nữ và người không quen với vị cay: Pha loãng 5ml dung dịch nha khoa Nutridentiz với 5ml nước sôi để nguội cho mỗi lần súc miệng, 2 lần/ngày, nên ngậm khoảng 30 giây trước khi nhổ bỏ đi. Với trẻ em: Pha loãng khoảng 2,5 ml dung dịch nha khoa Nutridentiz với 5ml nước sôi để nguội cho mỗi lần súc miệng, 2 lần/ngày, nên ngậm khoảng 30 giây trước khi nhổ bỏ đi.
Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171–173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.37756431 – 024.37756433 - Holine miễn cước: 18006103.