Đường huyết cao: Cách giảm đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết

(Dân trí) - Đường huyết cao nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới tiểu đường mãn tính và nguy cơ biến chứng gây mù lòa, đoạn chi hoặc suy thận… Điều này khiến nhiều người thấp thỏm lo âu không biết chọn cách hạ đường huyết cấp tốc hay an toàn nhưng cho hiệu quả chậm hơn. Sau đây là những gợi ý giúp bệnh nhân ổn định đường huyết tự nhiên, lâu dài.

Đường huyết cao: Cách giảm đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết - 1

Thế nào là đường huyết cao?

Đường huyết cao là tình trạng đường glucose trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường.

Các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể nhưng để cơ thể sử dụng được đường, cần phải có mặt của insulin. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, vì thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều dẫn tới đường máu tăng cao.

Bảng chỉ số đường huyết cao:

Đường huyết cao: Cách giảm đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết - 2

Nguyên nhân đường huyết tăng cao

1. Ăn uống bất hợp lý: Nếu bạn ăn uống thả phanh thì đây cũng là lý do làm đường huyết tăng cao bất thường.

2. Không dùng thuốc hạ đường huyết: Nhiều người bỏ qua thuốc hạ đường huyết sẽ khiến đường huyết tăng cao và tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy.

3. Hiếm khi vận động: Lối sống ít vận động và thường xuyên ngồi một chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng kháng insulin.

4. Thường xuyên bị stress, mất ngủ: Tình trạng lo lắng, cáu gắt, thiếu ngủ… có thể dẫn đến stress khiến cho đường máu tăng cao.

5. Nhiễm khuẩn, viêm nhiễm: Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, răng miệng…, có vết thương, vết loét, đường huyết cũng bị tăng cao.

Triệu chứng khi đường huyết cao

Đường huyết cao: Cách giảm đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết - 3

Nếu lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng cho phép, cơ thể sẽ cảnh báo qua các triệu chứng như:

● Thường xuyên đi tiểu, nhất là tiểu đêm

● Hay thấy đói, khát nước, thèm đồ ngọt.

● Dễ bị đau đầu, mệt mỏi.

● Có vết sậm màu ở vùng nách, cổ, khủy tay chân.

● Mắt nhìn kém hơn.

● Vết thương chậm lành.

● Tay chân tê bì.

● Da khô ngứa

Trong trường hợp đường huyết tăng cao đột ngột (tăng đường huyết cấp tính) bạn nên nhanh chóng đi cấp cứu khi thấy các biểu hiện:

● Vẫn thấy khát mặc dù uống nước liên tục

● Mệt mỏi và kiệt sức

● Khó thở, tim đập nhanh

● Khô miệng, hơi thở có mùi trái cây lên men

● Đau bụng, buồn nôn

Cách hạ đường huyết nhanh

Đường huyết cao: Cách giảm đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết - 4

Trong tình huống đường huyết cao đột ngột sau bữa ăn 1 giờ, bạn có thể áp dụng một số cách hạ đường huyết cấp tốc sau đây:

1. Uống nhiều nước sẽ giúp đường được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Nhưng cách này không áp dụng với người bệnh thận, cao huyết áp hoặc suy tim.

2. Tiêm thêm 1 - 2 đơn vị insulin để giảm nhanh đường huyết. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện khi bạn đang được chỉ định tiêm insulin.

3. Uống 1 cốc trà xanh hoặc 3 - 4 thìa bột quế có thể giúp bạn giảm đường huyết một cách tức thời.

4. Vận động 15 - 20 phút nhằm tăng sử dụng glucose ở cơ bắp, từ đó giảm đường máu. Bạn cần lưu ý không tập luyện khi thấy choáng váng, chóng mặt, hoặc sốt.

Các biện pháp này chỉ thực hiện khi đường huyết cao do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, không áp dụng khi người bệnh quên không uống thuốc.

Cách hạ đường huyết lâu dài

Đường huyết cao: Cách giảm đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết - 5

Các biện pháp hạ đường huyết cấp tốc chỉ là tức thời, để ổn định đường huyết tự nhiên và lâu dài, người bệnh cần lưu ý 6 biện pháp sau:

1. Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Mức đường huyết an toàn ở mỗi người là không giống nhau. Vì vậy cách tốt nhất để phát hiện đường máu cao là kiểm tra thường xuyên bằng máy đo cầm tay, ít nhất tại 3 thời điểm: buổi sáng khi chưa ăn, sau ăn 2h và trước khi ngủ.

2. Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Bạn nên ăn tăng các loại rau có nhiều chất nhớt (rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…) và giảm chất bột đường trong chế độ ăn để đường huyết ổn định.

3. Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập thể dục sẽ thúc đẩy cơ thể sử dụng đường máu hiệu quả hơn. Bạn có thể chọn các dạng bài tập lý tưởng là nâng tạ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi…

4. Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng: Bạn nên ngủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày kết hợp tập yoga hoặc thiền để giảm stress. Đây là những bộ môn đã được chứng minh giúp giảm đường huyết ở người tiểu đường hay bị căng thẳng.

5. Dùng thảo dược

Bên cạnh việc dùng thuốc và điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập thì người có mức đường huyết cao có thể kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên như lá Xoài, lá Neem (nguồn gốc Ấn Độ), Hoàng bá, Quế chi, Khổ qua... để giúp hỗ trợ giảm đường huyết, giảm kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng.

Bằng công nghệ bào chế hiện đại, các thảo dược này đã được chiết tách và phối hợp trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex dành cho người tiểu đường tuýp 2.

Đường huyết cao: Cách giảm đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết - 6

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

(*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).