Đái tháo đường: Không quá sớm để lo

Một trong những điều người đái tháo đường (ĐTĐ) và tiền ĐTĐ thường hay mắc phải là xem nhẹ sự nguy hiểm của căn bệnh này và chủ quan trong việc theo dõi các yếu tố nguy cơ cũng như triệu chứng của ĐTĐ.

Để báo động về tình trạng này, BS CKII Trần Thị Bích Thủy, trưởng khoa Nội tiết bệnh viện Triều An có bài tư vấn giúp nang cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề này.

Đái tháo đường: Không quá sớm để lo

Thưa bác sĩ, nghe các phương tiện truyền thông nói có tới 65% người ĐTĐ không biết mình mắc bệnh. Tôi rất lo. Vậy ai hay mắc ĐTĐ tuýp 2?

BS CKII T.T.Bích Thủy: Các yếu tố nguy cơ cao ĐTĐ tuýp 2 là:

- Thừa cân, béo phì

- Có lối sống tĩnh tại, ít vận động, không tập thể dục

- Có yếu tố di truyền như cha mẹ, anh chị em ruột bị ĐTĐ

- Tăng huyết áp, bệnh mạch vành

- Tăng mỡ máu

- Tiền sử sản khoa như sinh con to, sẩy thai nhiều lần…

- Bệnh buồng trứng đa nang

- Đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ, rối loạn dung nạp đường…

- Trên 45 tuổi…

Nếu xét nghiệm bình thường nên thử lại sau ít nhất 1 năm.

Tôi thường xuyên có tâm trạng lo lắng, áp lực, dễ có nguy cơ mắc ĐTĐ không?

BS CKII T.T.Bích Thủy: Giới nghiên cứu chưa minh chứng được mối liên quan giữa trạng thái lo âu, áp lực và sự xuất hiện ĐTĐ. Tuy nhiên nếu tâm trạng lo âu kéo dài làm bạn có lối sống thụ động, tĩnh tại và sau đó tạo ra các yếu tố nguy cơ như thừa cân béo phì, tăng mỡ máu, tăng huyết áp... thì bạn dễ bị ĐTĐ. Ở người bệnh ĐTĐ, tình trạng sang chấn tâm lý (stress) làm đường huyết dao động không ổn định, do stress làm tăng tiết các nội tiết tố (hormone) làm giảm tác dụng của Insuline hoặc tăng sản xuất đường huyết, hoặc bệnh nhân chán ăn, ăn uống thất thường làm đường huyết hạ quá mức. Đồng thời làm giảm khả năng tự theo dõi bệnh, thậm chí uống rượu để giải sầu v.v… Những hành vi này không chỉ làm tình trạng kiểm soát đường huyết kém đi mà còn làm trầm trọng các biến chứng khác của ĐTĐ.

Quản lý ĐTĐ dựa trên những nguyên tắc nào?

BS CKII T.T.Bích Thủy: Để quản lý hiệu quả ĐTĐ, bạn cần xây dựng cho mình những thói quen lành mạnh và tích cực như kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ, uống thuốc đều đặn theo toa, luyện tập thể thao hợp lý và có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất song song với việc ổn định tâm lý và duy trì tinh thần thoải mái. Vấn đề tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng.Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như theo dõi các biến chứng có thể xảy ra cho người mắc ĐTĐ như biến chứng mạch máu, tim, thận, mắt..., điều cần tránh là tự ý mua thuốc theo toa cũ để uống hoặc tự ý ngưng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ vì cho rằng đường huyết đã ổn định rồi, nếu tiếp tục uống sẽ bị hạ đường. Đa phần những trường hợp không theo dõi và tái khám đều đặn thường phải nhập viện trong tình trạng nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Riêng về dinh dưỡng, người ĐTĐ cần lưu ý điều gì?

BS CKII T.T.Bích Thủy: Đặc biệt cần điều chỉnh là một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngày nay không còn khái niệm ăn kiêng để chữa ĐTĐ. Chế độ ăn được khuyến cáo là cân bằng đủ chất và gần tương tự người không ĐTĐ. Tuy nhiên, người ĐTĐ nên chú ý duy trì mức cân nặng lý tưởng, lượng chất bột đường chiếm khoảng 45% – 60% khẩu phần ăn, nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như bún tươi, khoai củ, sữa giảm béo, sữa chuyên biệt cho người ĐTĐ, trái cây...; ăn nhiều rau, thực phẩm có nhiều chất xơ và bổ sung chất béo thực vật loại giàu MUFA, Omega 3 tốt cho tim mạch. Cần tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mứt, chocolate, nước ngọt, trái cây khô... và hạn chế muối hoặc rượu bia.

Glucerna Triple Care - Dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ

Glucerna là công thức dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ giúp bình ổn đường huyết, giảm bớt nỗi lo biến chứng khi kết hợp với hoạt động thể chất và ăn kiêng hợp lý.

Glucerna cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dùng thay thế hoặc bổ sung cho bữa ăn của người ĐTĐ và tiền ĐTĐ, giúp cho cuộc sống thoải mái và yên tâm.

Cùng với chế độ ăn hợp lý có thể dùng từ 1 đến 3 ly Glucerna mỗi ngày.

Bác sỹ. CKII:

Bác sỹ. CKII: Trần Thị Bích Thủy

Bệnh viện Triều An