Chuyện vitamin xưa và nay

Theo chuyên gia sức khỏe đầu ngành từ Mỹ- ông Mark Henrry “ Chính thói quen ăn uống hiện đại đã vô tình giết chết một lượng lớn vitamin mà đáng lẽ cơ thể chúng ta được thụ hưởng”.

 Vitamin được biết đến từ rất sớm…

 

Tháng 5/1534, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Carti-er (1491-1577)dẫn đoàn thủy thủ  người rời khỏi càng Saint Malo thuộc miền Bắc nước Pháp, trên bờ biển Manche tìm đường đến Châu Á. Trong nhật kí du hành có đoạn ghi: Bệnh xảy ra với các thủy thủ với biểu hiện mệt mỏi, hai chân sung phù, nướu, lợi, miệng loét, hôi, niêm mạc và da bong từng mảng, răng rụng dần….

 

Cũng thời gian đó,  một nhân viên người Anh, John Woodall , có thời gian dài phục vụ ở công ty tàu biển Ấn Độ đã ghi chép : Nhiều thợ trên tàu bị bệnh nướu, răng chảy máu, phù chi, nổi mẩn và ngứa khắp người. Sau khi uống nước rau tươi và hoa quả thì khỏi bệnh,.

 

Tuy nhiên, tất cả các kinh nghiệm này vẫn chỉ là tản mạn, chưa được xác định trên cơ sở khoa học.Vào giữa thế kỉ XVIII, một thầy thuốc có công đóng góp lớn cho sự hiểu biết về các bệnh thiếu vitamin là James Lind (1716-1794) thuộc Hải quân Anh. Ông đã xác nhận những thủy thủ đi biển lâu ngày luôn xuất hiện những dấu hiệu bệnh là do chế độ ăn thiếu rau, quả tươi, đó là bệnh Scorbut. Năm  1747, trong chuyến đi tàu Salisbury, ông đã tiến hành và thu được kết quả: Những thủy thủ ăn đầy đủ hoa quả tươi không bị mắc bệnh, khi những người khác đều mắc bệnh Scorbut. Sau đó năm 1753, James Lind đã viết một cuốn sách thông báo hiện tượng bệnh nhưng mãi đến năm 1795 (nghĩa là 42 năm sau khi ông qua đời) các nhà khoa học mới chú ý đến nhận xét của ông và hải quân mới có những chế độ ăn có hoa quả tươi trên biển.Tới đầu thế kỉ XX, vào năm 1907, hai nhà khoa học Axel Holst (1693-1931) và Theodor Frolich (1870-1947) dự tính dùng chế độ ăn giảm thiểu để tạo ra bệnh suy dinh dưỡng ở chuột lang nhưng ngẫu nhiên họ lại gây ra bệnh Scorbut trong thử nghiệm, nhờ đó giới y học đã có thêm cơ sở hiểu thêm được quá trình hình thành bệnh này.

 

Vitamin thời hiện đại…

 

Thừa kế những thành tựu khoa học của người xưa,các nhà khoa học, chuyên gia khẳng định vitamin là chất sống cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người, nhiều hội thảo chuyên ngành ra lời cảnh báo các loại bệnh nguy hiểm có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin ở cơ thể người, điểm mặt có sự xuất hiện của các loại bệnh nguy hiểm như : ung thư, tim, căng thẳng, đặc biệt, thiếu máu ở phụ nữ có thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, nguy cơ tử vong ở người có thể trạng yếu…

 

Vitamin với thuật ngữ thông thường là sinh tố, tồn tại dưới dạng phân tử hữu cơ ở lượng rất nhỏ thúc đẩy hoạt động chuyển hóa bình thường cho cơ thể sinh vật.Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hóa học và tác dụng sinh lý.Theo chuyên gia sức khỏe đầu ngành từ Mỹ- ông Mark Henrry “ Chính thói quen ăn uống hiện đại đã vô tình giết chết một lượng lớn vitamin mà đáng lẽ cơ thể chúng ta được thụ hưởng”.

 

Sai lầm dễ mắc phải nhất như: nấu thức ăn quá chín làm thất thoát lượng vitamin trong rau củ quả, uống bia, thức khuya cũng chính là thủ phạm làm tiêu hao vitamin B của cơ thể, nếu không kịp thời bổ sung vitamin B1, lượng chất cồn dư thừa sẽ phá hủy chức năng gan và hệ thần kinh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tác hại đến tim thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Một trường hợp thiếu hụt vitamin khác đến từ thuốc lá, khói thuốc có chứa rất nhiều thành phần độc hại và làm giảm lượng vitamin C trong cơ thể. 

 

Theo các chuyên gia, nếu bạn ngồi trước máy tính hoặc tivi trên 3 tiếng liên tục, thần kinh của bạn sẽ bị thiếu vitamin A. Do vậy, những người thường xuyên làm việc trước máy tính hay trẻ nhỏ xem tivi nên ăn các loại thực phẩm giảu vitamin A như cà rốt, bí đỏ và các sản phẩm từ sữa.

 

Tháng 9/2013, kênh NBC Universalcủa Mĩ đầu tư hẳn một seri chương trình khuyến cáo bổ sung vitamin: “Các bà nội trợ nên nhớ, một trong những nguồn vitamin C hàng ngày chính là rau trong các bữa ăn, tuy nhiên do cách bảo quản và chế biến không đúng cách mà lượng vitamin C bị mất đi đáng kể. Do vậy, để tránh hao hụt vitamin C, lưu ý chọn các loại rau không bầm dập, không để lâu”. Đối với các phụ nữ dùng thuốc tránh thai, sự hấp thị của các vitamin B6, B12, B11 và Vitamin C, Aspilin sẽ làm cho lượng vitamin C bài tiết ra ngoài cao cấp 3 lần bình thường. Hoặc thời gian dài uống thuốc kháng sinh sẽ làm mất đi nhóm vitamin B, vitamin K, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và đường ruột. Thuốc cảm và thuốc giảm đau sẽ giảm thấp hàm lượng vitamin A trong máu.Những người mắc bệnh cao huyết áp, viêm thận uống thuốc lợi tiểu và thuốc đau bụng, đi ngoài nhiều lần đều làm cho đại lượng canxi, kali và vitamin trong cơ thể mất đi.  Hãy lắng nghe cơ thể, bạn sẽ biết cơ thể đang thiếu hụt lượng vitamin nào: cảm giác mệt mỏi, giảm thị lực, xuất hiện các vết nứt trên men răng là biểu hiện của thiếu vitamin D;  Bổng một ngày bạn thấy chân yếu,  giảm trí nhớ, thường tê ở chân, tay, tim đập thình thịch đó chính là tín hiệu báo cơ thể cần vitamin B1; Tâm trạng phiền muộn, yếu ớt, bệnh tật, thường xuyên cảm lạnh…bạn cần đến vitamin B3; Hay buồn ngủ, chóng mặt, uể oải, da khô, rụng tóc… bạn không đủ vitamin B6; Giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, nhạy cảm với lại, da bị sởn gai ốc, rối loạn giấc ngủ… bạn thiếu vitamin C. Trên da xuất hiện các đường gân xanh và bong tróc da trên mặt và tay, uể oải buổi sáng, đau ở chân, cơ thể bạn không đủ vitamin B2.

 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Oregon Mĩ mới đây cho biết, những người cao tuổi có hàm lượng vitamin D thấp, đặc biệt là những người ốm yếu, có nguy cơ tử vong cao hơn. Theo thông cáo báo chí của trường đại học trên, khoảng 70% người Mĩ và có tới hơn 1 tỷ người trên thế giới bị thiếu hụt vitamin D, một loại vitamin được sản sinh khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

 

Các nguồn bổ sung vitamin khá đa dạng, bổ sung với liều lượng hợp lý và hạn chế hoạt động làm tiêu hao vitamin luôn là lưu ý hàng đầu cho một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Tuy nhiên, bổ sung vitamin bằng phương pháp và hình thức nào, bao nhiêu là đủvẫn là những câu hỏi nan giải của không ít người. Thực tế, phần lớn các loại vitamin đều được bổ sung bằng đường ăn, uống nhưng có một khó khăn là đa số chúng lại rất dễ bị phá hủy trong môi trường tự nhiên, nhất là khi nấu nướng. Việc nấu nướng không đúng cách có thể phân hủy tới 95% vitamin C và vitamin B. Nhiệt độ càng cao, thời gian đun nấu càng lâu thì khả năng vitamin bị phá hủy càng lớn. Ngoài ra, trong quá trình chế biến rau, củ, có thể vitamin mất đi rất nhiều. Như vậy, dù có ý thức bổ sung vitamin hàng ngày nhưng rốt cục nhiều người vẫn thiếu vitamin trầm trọng vì những lý do thiếu hiểu biết.

 

Trong vô số những cách bổ sung vitamin cho cơ thể thì bổ sung vitamin từ nước uống được cho là tiện lợi và hữu ích, được nhiều người tiêu dùng hiện đại chọn lựa. Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng kỳ thực việc sử dụng nước giải khát đóng chai có chứa vitamin khiến con người không phải đau đầu để tính toán lượng thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó, ở môi trường làm việc hiện đại, không phải lúc nào cũng “chăm chăm” mang theo lọ vitamin trong túi, lúc này nước giải khát bổ sung vitamin tỏ ra hữu dụng khi có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, vừa có tác dụng giải khát, vừa bổ dưỡng cho cơ thể, đem lại sự sảng khoái và hứng khởi.