Chế độ ăn bất hợp lý ảnh hưởng xấu đến trí não
Nhiều phụ huynh muốn con thông minh, học tốt luôn tìm mọi cách để bồi bổ, ép con ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, đạm, chất béo. Nhưng việc bồi bổ thiếu khoa học chẳng những không giúp trẻ thông minh hơn mà còn gặp phải nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.
Lạm dụng chất đạm: lợi bất cập hại
Hiện nay, không ít bà mẹ thắc mắc về chế độ ăn cho con với mong muốn con thông minh, học giỏi hơn. Một số thường đua theo phong trào bồi bổ đủ thứ như óc động vật, gà, vịt hầm, nước cốt…Nhất là những thời điểm cận kề mùa thi, kiểm tra, hay khi chuẩn bị vào năm học mới, nhiều bà mẹ có tâm lý bồi bổ “cấp tốc” ép con ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là các loại thịt đỏ, gà.…
Tuy nhiên, áp dụng chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, không đúng với cơ chế tiếp nhận và chuyển hóa của cơ thể sẽ khiến các cơ quan lâm vào tình trạng “rối loạn”. Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu hết dẫn đến quá tải. Từ đó, gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa khiến các em mệt mỏi, mất tâp trung dẫn đến học trước quên sau, khó tiếp thu bài học.
Phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, việc “nạp” quá nhiều thức ăn giàu năng lượng, chất đạm bắt cơ thể phải liên tục thực hiện quá trình trao đổi chất còn khiến gốc tự do sản sinh nhiều hơn. Các gốc tự do đặc biệt ưa thích tấn công não, làm tổn thương tế bào thần kinh và mạch máu não khiến các hoạt động truyền dẫn thông tin bị “trục trặc”. Từ đó, chẳng những bồi bổ quá mức không thể khiến trẻ thông minh hơn mà còn dễ gây ra tình trạng hay quên bài, tư duy chậm chạp.
Trong khi các gốc tự do đang từng ngày “ăn mòn” não thì các chất dinh dưỡng thông thường mà cơ thể nạp vào lại bị “vô hiệu hóa” bởi hàng rào máu não dẫn đến não không được tiếp “nhiên liệu” dưỡng chất kịp thời. Điều này càng khiến não tổn thương nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe và trí óc.
Các thực phẩm thông thường vẫn được xem là tốt cho não như thịt bò, gà…với cách chế biến đơn thuần khó có thể vượt qua hàng rào máu não để “lọt” vào não. Do đó, rất cần chế độ chăm sóc chuyên biệt cho não với những dưỡng chất được chiết xuất theo công nghệ sinh học phân tử có khả năng vượt qua hàng rào máu não để chống gốc tự do.
Một số nghiên cứu tại Mỹ ghi nhận, chế độ ăn quá nhiều protein, đạm động vật khiến hoạt động ở vùng não trung tâm hippocampus – vùng liên quan đến ghi nhớ kém hơn hẳn. Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều chất đạm còn đẩy mạnh sự hình thành mảng căn trong vùng não thực hiện chức năng ghi nhớ của những người cao tuổi dẫn tới nguy cơ mất trí nhớ.
Bên cạnh đó, đạm động vật thường là phức hợp của protein với chất béo, do vậy quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như ure, axit uric… nồng độ các chất này tăng cao trong máu là nguy cơ của hàng loạt bệnh như gút, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu…
Lưu ý, nên chăm sóc não bằng chế độ dinh dưỡng khoa học: ăn nhiều rau, củ, quả hay các loại ngũ cốc nguyên chất (gạo nâu, yến mạch, lúa mì,…; hạn chế những thực phẩm tạo đường nhanh như kẹo, nước ngọt…; tăng cường chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như kẽm, vitamin…; khẩu phần đạm trong bữa ăn giữ ở mức khoảng 300 gam/ngày lấy từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu, vừng; tránh lạm dụng các loại thức ăn sẵn, thực phẩm đóng hộp, đóng chai chứa chất bảo quản.
Chống gốc tự do, chăm sóc não cũng là vấn đề cần quan tâm để tăng cường sức khỏe toàn thân, giúp trẻ tiếp thu bài hiệu quả hơn. Vì các chất dinh dưỡng thông thường khó vượt qua hàng rào máu não do đó não cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì khoa học hiện mới chỉ tìm ra một số hoạt chất sinh học thiên nhiên là có cơ chế chống gốc tự do hiệu quả nhờ có trọng lượng phân tử nhỏ nên vượt qua được hàng rào máu não để tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh chăm sóc não bộ. Các chất này được chứng minh khả năng vượt qua hàng rào máu não, chăm sóc tế bào não, chống gốc tự do cao, cải thiện trí nhớ, giúp tư duy nhạy bén, từ đó việc học hiệu quả hơn…
Bên cạnh đó, cần chú trọng đến lối sống lành mạnh, khoa học, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, nên thường xuyên hoạt động trí não, luyện trí nhớ, đọc sách, giao tiếp xã hội… duy trì tập thể dục thể thao giúp thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, tăng cường cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho não