Bí quyết chăm sóc người cao tuổi chống loét tì đè

Ở những bệnh nhân cao tuổi bị hạn chế khả năng đi lại, việc nằm lâu trên giường bệnh rất dễ gây ra loét tì đè nếu chăm sóc không đúng cách. Hãy cùng tham khảo các bí quyết dưới đây để việc chăm sóc cho người cao tuổi chống loét tì đè không còn quá khó khăn.

Vận động

Nguyên nhân chính dẫn tới loét tì đè là do thiếu xoay trở, dẫn tới mạch máu bị chèn ép, giảm lượng máu và dinh dưỡng tới mô ở các vùng bị đè cấn, đo đó các mô dần bị hoại tử. Vì vậy, cần thay đổi tư thế của cơ thể khoảng 1-2 giờ/ lần theo chương trình: nằm ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải, và nằm sấp. Người nhà có thể sử dụng gối để lót dưới cơ thể nhằm giảm áp lực tới da và giảm tiếp xúc với giường bệnh. Đặc biệt, nên xoa bóp thường xuyên cho người bệnh nhằm cải thiện tuần hoàn máu tại vùng da có nguy cơ bị loét. Có thể xoa bóp làm khô da bằng cồn 70 độ để đảm bảo da không bị ẩm ướt, nên xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị bị loét khoảng 15 - 20 phút/lần và nên tiến hành đều đặn từ 1 - 2 lần/ngày. Để có hiệu quả tốt nhất, người nhà nên kết hợp tập luyện phục hồi chức năng các khớp và cơ cho bệnh nhân để tránh liệt giường.

 

Bí quyết chăm sóc người cao tuổi chống loét tì đè - 1

Chế độ ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng kém cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ gây loét  tỳ và khiến khả năng hồi phục lâu hơn rất nhiều. Ở những người bị suy kiệt, khối lượng cơ giảm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa xương, da và mặt phẳng cứng, gây chèn ép làm tăng nguy cơ loét ở các điểm tiếp xúc. Vì vậy, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng như protein và vitamin A, C, E để giúp cho da khỏe mạnh, giúp chữa tổn thương và chống nhiễm trùng

Chăm sóc da, giữ gìn da khô sạch

Ẩm ướt da cũng tăng nguy cơ gây loét tì đè. Vì vậy, cần giữ vệ sinh không để da bị ẩm ướt bởi các loại dịch tiết như mồ hôi,nước tiểu, phân…. Nếu người bệnh sử dụng tã giấy, nên thay tã cho người bệnh ngay khi người dùng tiêu bẩn, hoặc thay thường xuyên sau 3-4 tiếng. Không nên để người bệnh mặc miếng tã đã bị tiêu bẩn trong thời gian quá lâu, để tránh ẩm ướt và gây nhiễm trùng. Nên tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm tại phòng kín gió tối thiểu 1 lần/ngày, sau đó lau khô người cho bệnh nhân bằng khăn bông mềm.

Thái độ sống tích cực, yêu đời và thường xuyên vận động

Một cuộc sống khỏe luôn tồn tại song song với một tinh thần khỏe mạnh vì suy nghĩ tích cực giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, người cao tuổi nên tạo cho mình một cuộc sống tốt với những suy nghĩ tích cực, luôn vui vẻ yêu đời, thường xuyên vận động thể dục một cách nhẹ nhàng, để xương khớp linh hoạt, tránh ngồi hoặc nằm một chỗ lâu ngày dẫn tới thoái hóa chức năng đi lại. Đặc biệt, từ những việc đơn giản hàng ngày như tự  chăm sóc bản thân,  bằng việc tự đi vệ sinh, tự ăn uống…, người cao tuổi cũng nên chỉ nhận sự giúp đỡ khi thật cần thiết. Điều này giúp họ vừa có cơ hội vận động để duy trì sức khỏe, vừa tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình.

Bí quyết chăm sóc người cao tuổi chống loét tì đè - 2

Bài viết có tham khảo cách chăm sóc người lớn tuổi theo mô hình từ Nhật Bản do nhãn hàng Caryn giới thiệu. Hiện Caryn đang cung cấp dòng tã dán với 3 cỡ: M, M-L và L-XL, với các gói 10 miếng và và 20 miếng tiện lợi, thêm lựa chọn cho người tiêu dùng. Ngoài sản phẩm tã dán, nay còn có tã quần cho người đi lại được hoặc đi lại cần trợ giúp, tấm đệm lót giúp thêm bảo vệ chống trào và miếng lót bổ sung giúp thay tã thường xuyên.

 

Bí quyết chăm sóc người cao tuổi chống loét tì đè - 3