Ăn nhiều thức ăn sống, cần “tẩy” giun định kỳ
Thói quen ăn uống của người Việt Nam rất đa dạng, đặc biệt rau sống là món ăn hầu như không thể thiếu trong bữa ăn gia đình Việt. Thêm vào đó, với khả năng chế biến phong phú, các món Ốc đang trở nên quen thuộc và thường xuyên của rất nhiều người. Thế nhưng, dù ngon miệng nhưng những món ăn đó lại trở nên nguy hiểm nếu không được vệ sinh kĩ.
Những nguy hại từ thói quen ăn uống
Ốc, rau sống, cá sống, tiết canh, là một trong số các món ăn đang được yêu thích của người Việt. Dù được nấu chín, nhưng tỉ lệ nhiễm ấu trùng giun trong các món Ốc hoàn toàn có khả năng xảy ra. Đặc biệt, rau sống nếu không biết rửa đúng cách (rửa trực tiếp dưới vòi nước mạnh), mà chỉ ngâm muối thôi là chưa đủ để tẩy các mầm ấu trùng/trứng giun đang tồn tại. Một số các món ăn khoái khẩu ăn cùng các loại rau sống mang hương vị đồng quê, được ưa chuộng như: nem chua, gỏi cá,… thậm chí các món ăn vặt hằng ngày được bày bán tràn lan nhưng thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì lẽ đó mà Việt Nam nằm trong danh sách một trong những nước có tỉ lệ nhiễm giun cao. Theo số liệu công bố từ Viện Sốt rét – Ký sinh Trùng - Côn trùng Trung Ương công bố, 45 triệu người Việt Nam nhiễm giun, hàng năm có khoảng 1,5 triệu lít máu nuôi giun. Nhiễm giun sẽ gây nên nhiều tác hại khác nhau như bị thiếu máu, thiếu các vi chất, học không tập trung, gây bệnh ở gan mật, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần cho người bệnh đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ có thai. Nghiêm trọng hơn là các triệu chứng, biến chứng do các bệnh giun đường ruột gây nên như viêm đường mật, viêm tụy cấp, tắc ruột, tổn thương gan, xơ gan, tổn thương hệ thần kinh… Với những người có sức đề kháng yếu, bệnh lý ngày càng xấu và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Nghịch lý thói quen tẩy giun định kì
Mặc dù tiêu thụ nhiều thực phẩm sống, nhưng việc tẩy giun định kì dễ bị “lãng quên” và bệnh nhiễm giun lại bị xếp vào nhóm những bệnh ít được quan tâm. Thậm chí, không ít người có quan điểm sai lầm cho rằng chỉ có trẻ con mới cần tẩy giun, chỉ tẩy giun 1 lần trong năm là đủ, hoặc tẩy giun đơn lẻ. Có không ít trường hợp khi đưa bệnh nhân vào viện, mới bất ngờ vì những triệu chứng do giun gây ra. Trong khi những căn bệnh do giun gây ra hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng nhiều biện pháp hữu hiệu mà cũng không cần phải hoàn toàn tránh xa những món ăn yêu thích. Bên cạnh những biện pháp đơn giản như chỉ ăn những thức ăn đã được nấu chín, uống sôi, không đi chân đất, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thì việc uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần mỗi năm cũng là hành động hiệu quả để tẩy giun. Tuy nhiên, thuốc tẩy giun cần được lựa chọn hợp lý về tính tẩy hiệu quả và an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Hiện trên thị trường có loại thuốc tẩy giun thông dụng chứa 500 mebendazol. Mebendazol là hoạt chất thuộc nhóm tẩy giun sán phổ rộng, sử dụng đơn liều (không phụ thuộc vào cân nặng của người dùng), dùng trong điều trị nhiễm giun phổ rộng (tiêu diệt được nhiều loại giun cùng lúc). Loại thuốc này có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nên phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mebendazol có cơ chế tác dụng là làm tê liệt hoặc làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân.
Trong số ba dạng thù hình của mebendazol là polymorph A, B và C, thì polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên an toàn khi sử dụng, giúp hạn chế các tác dụng phụ cũng như những biến chứng do thuốc tẩy giun. Chính vì lý do đó, việc nhà sản xuất nghiên cứu và sử dụng mebendazol loại polymorph C để sản xuất thuốc tẩy giun nhằm mang lại hiệu quả và an toàn cao cho người sử dụng.
“Học sinh tại TP.HCM thi tìm hiểu “Chương trình 6116 – Tẩy giun định kỳ vào 2 ngày 6/1 và 1/6 mỗi năm nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình” Ngày 6/1/2015, Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng trung ương (NIMPE) phát động chương trình “6116 – Tẩy giun định kì vào 2 ngày 6/1 và ngày 1/6 mỗi năm nhằm bảo vệ sức khỏe cả gia đình”. Đối với trẻ trên 1 tuổi, các phụ huynh có thể tẩy giun cho bé bằng những loại thuốc có mùi vị để khuyến khích sự hợp tác của bé. Riêng những khu vực thuộc vùng sâu vùng xa - nơi có tỷ lệ nhiễm giun cao, điều kiện vệ sinh kém thì cần nên tẩy giun mỗi 4 tháng để đạt hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, việc tẩy giun không nên thực hiện đơn lẻ cho mỗi cá nhân mà phải tẩy giun cho cả gia đình vì khả năng tái nhiễm giun từ môi trường, cộng đồng là rất cao qua đường ăn uống, qua da hoặc không khí. |