Tết Mường Thanh - Tết theo một cách riêng của người Mường Thanh

Cành ban từ các vùng núi cao Tây Bắc sẽ theo những chuyến tàu Bắc Nam đến với tất cả các thành viên Mường Thanh trong cái lạnh giáp Tết của miền Bắc hay trong cái nắng vàng của phương Nam.

Khi hoa ban nở

 

Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết cổ truyền dân tộc, Tết Mường Thanh là cách mà nhân viên Mường Thanh tận hưởng những ngày đầu tiên của năm mới theo cách riêng của mình. Ngày 12/3 hàng năm được lấy là ngày Tết Mường Thanh – Tết Hoa ban, từ mọi miền đất nước người Mường Thanh sẽ cùng nhau đón năm mới bằng những hoạt động truyền thống.

 

Tháng 2 âm lịch hay tháng 3 dương lịch là thời điểm hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, báo hiệu một năm mới đang đến với vạn sắc màu lễ hội rực rỡ, cả núi rừng và không gian sống động trong sắc xuân phơi phới. Theo người Thái, hoa ban không chỉ là biểu tượng của tình yêu – như tình yêu của nàng Ban và chàng Khum trong truyền thuyết xưa – mà còn thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo. Mùa hoa ban là mùa sum vầy, đoàn tụ, mùa yêu thương và hy vọng. Bởi vậy, trong ngày Tết Mường Thanh bên cạnh mai đào quất thì không thể thiếu cành ban trắng.

 

Cành ban từ các vùng núi cao Tây Bắc sẽ theo những chuyến tàu Bắc Nam đến với tất cả các thành viên Mường Thanh trong cái lạnh giáp Tết của miền Bắc hay trong cái nắng vàng của phương Nam.

 

Dập dìu váy Thái

 

Có một nét đẹp đặc trưng và độc đáo đã được duy trì trong suốt hơn 17 năm qua tại tất cả khách sạn thành viên của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh...

 

Duyên dáng, thanh lịch và đặc biệt ấn tượng với bất kì ai đã một lần đến khách sạn Mường Thanh đó là những cô gái trong trang phục váy Thái với nụ cười nồng hậu. Mường Thanh mang theo những tinh tuý của núi rừng Tây Bắc đến với mọi miền đất nước bởi đó là dòng suối nguồn mạnh mẽ đã nuôi dưỡng tinh thần của thương hiệu Mường Thanh. Trang phục duyên dáng của các cô gái Thái trắng là một trong số đó.

 

Vào ngày Tết Mường Thanh, váy Thái là một trang phục không thể thiếu đối với phái đẹp.  Váy Thái chinh phục chị em phụ nữ bởi chính vẻ đẹp thanh xuân, ý nhị mà trang phục này mang lại.
 

Một bộ trang phục truyền thống được mặc trong ngày Tết Mường Thanh thường gồm: áo ngắn (xửa cỏm), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), xà cạp (pepăn khạ) và xà tích bạc buông lơi bên hông.

 

Tết Mường Thanh là dịp đặc biệt để chị em phụ nữ khoe những bộ váy Thái duyên dáng của riêng mình.

Tết Mường Thanh là dịp đặc biệt để chị em phụ nữ khoe những bộ váy Thái duyên dáng của riêng mình.

 

Rượu táo mèo, Rượu sâu chit làm say lòng người

 

Chén rượu nồng đầu xuân mở đầu câu chuyện, bởi vậy trong ngày Tết Mường Thanh không thể thiếu hai loại “linh tửu” Táo mèo và Sâu chít.

 

Quả Táo mèo (hay còn gọi là sơn tra)được trồng trên những vùng núi cao, thấm đẫm gió ngàn và sương giá, ăn vào hơi chua chua, chát chát nhưng khi ngâm rượu vào uống ngọt ngọt mà nồng nồng.             

 

Rượu sâu chít lại là một đặc sản quý giá và độc đáo mà không vùng miền nào có được ngoài vùng núi Tây Bắc – vùng đất với phong tục độc đáo về ẩm thực của các dân tộc Mông, Thái, Dao…

  

Dẻo thơm xôi chim Mường Thanh
 

Ngoài những món ăn truyền thống của từng vùng miền trong dịp Tết, trên mâm cơm trong ngày Tết Mường Thanh không thể thiếu món xôi chim dẻo thơm.

 

Tết Mường Thanh là dịp đặc biệt để chị em phụ nữ khoe những bộ váy Thái duyên dáng của riêng mình.

 

Xôi chim được bày trên mâm bằng một cái ếp tre mộc mạc, có nắp đậy để giữ cho xôi luôn ấm và mềm. Xôi chim đặc biệt dẻo thơm nhờ hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng tao thơm. Hương vị xôi chim sẽ hoàn chỉnh khi được rắc thêm tép hành khô chiên vàng.

 

Tết Mường Thanh là một ngày đặc biệt để người Mường Thanh hướng về những giá trị cội nguồn của thương hiệu. Bà Lê Thị Hoàng Yến – Tổng giám đốc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh luôn mong muốn rằng “Chúng ta cần sự khác biệt và phải khác biệt để có thể phát triển bền vững. Sự khác biệt ấy của Mường Thanh đến từ cái tên của mình – từ nguồn cội văn hóa Tây Bắc.

 

Tập đoàn khách sạn Mường Thanh sẽ nhất quán đi theo con đường bảo tồn văn hóa và bản sắc thương hiệu nói riêng và bản sắc dân tộc nói chung. Đó chính là cách chúng ta đi được xa hơn trên con đường cạnh tranh và vươn lên. Hãy sống trong bầu không khí lễ hội của thương hiệu trong ngày Tết Mường Thanh – như những đứa con từ khắp nơi trên mọi miền đất nước cùng ăn Tết theo cách của quê cha, đất mẹ”.