Oan gia ngõ hẹp
(Dân trí) - Xóm trọ thường gọi Trâm và Bích là nước và lửa, có lúc lại ví như chó với mèo, mà thật ra chó với mèo khéo còn hòa thuận hơn chúng nó.
Hai đứa làm chung công ty, lại trọ cùng xóm, tính khí đều hơi nhỏ mọn, thành ra va chạm nhiều. Mâu thuẫn ban đầu chỉ nhỏ như cái kim, đó là việc phòng tắm, nhà vệ sinh, đứa này vô ý, đứa kia vô dạng. Cuối cùng họ ghét nhau ra mặt.
Ban đầu chúng còn thì thầm đi nói xấu nhau, sau thì công khai mắng nhiếc, chỉ chờ đối phương hở cơ là xồ đến xâu xé, chửi bới như phường chợ búa thực thụ.
Trâm cạnh khóe Bích rằng cái loại bỏ chồng, nhơ nhuốc cái mặt. Bích thản nhiên đối đáp lại: “Tao còn có chồng mà bỏ, loại mày ế, chả chó nào thèm đi vệ sinh đến”. Trâm nóng mặt, song khôn hồn, sợ bị vả nên vội đóng cửa phòng, đoạn lu loa lên: “Cái loại nạ dòng, tán tỉnh, ngủ với cả bạn của chồng…”.
Chả cần biết những chuyện họ phơi bày đấy có thật hay không, nhưng với quan niệm “không có lửa làm sao có khói”, cả hai đều bị mất điểm nặng nề, trước những người cùng trọ và những đồng nghiệp hàng ngày giáp mặt.
Khốn nỗi trọ ở đây quen rồi, chuyển đồ thì ngại lích kích. Đứa nào cũng muốn gây hấn để đứa kia cút đi cho khuất mắt, vậy mà cứ chây ra đấy, trêu ngươi nhau tháng này qua tháng khác…
Cho đến một ngày tổ của Bích giảm nhân sự, bị điều chuyển sang bộ phận khác, phải đi ca vất vả Bích xin nghỉ, về quê làm công nhân may cho gần nhà. May mắn làm sao nó gặp được anh quản đốc trực ca đồng cảnh ngộ, vợ anh bỏ theo trai đã hai năm nay. Sau một thời gian thì hai người làm đám cưới.
Còn Trâm ế ẩm mãi mới được mai mối cho, gặp anh bộ đội sỹ quan chuyên nghiệp, đẹp trai ngời ngời, tính tình nghiêm túc, tử tế. Trâm khấp khởi hẹn hò và hồi hộp chờ đến ngày về ra mắt gia đình chàng.
Một ngày đầu năm, tiết trời xuân dịu nhẹ, ai nấy xúng xính trong tà áo mới, rực rỡ đầy tươi trẻ, Bích ra đón em dâu tương lai mà đôi má hồng chuyển sang tái và bốn ánh mắt nhìn nhau như tóe lửa, ngỡ ngàng.
Cả hai đều ngại ngùng e dè cúi mặt, thật là oan gia. Năm mới đã thế này chẳng biết sẽ báo hiệu một năm suôn sẻ hay bão tố. Đúng là tránh đâu hai chữ duyên nghiệp và nhân quả.
Họ chỉ còn biết xót xa thầm nhủ, giá mà ngày xưa tiết chế hơn một chút, nhún mình đi, đừng quá hơn thua, tranh chấp nhau khôn làm gì. Giờ thì khó sống rồi đấy...
Ban đầu chúng còn thì thầm đi nói xấu nhau, sau thì công khai mắng nhiếc, chỉ chờ đối phương hở cơ là xồ đến xâu xé, chửi bới như phường chợ búa thực thụ.
Trâm cạnh khóe Bích rằng cái loại bỏ chồng, nhơ nhuốc cái mặt. Bích thản nhiên đối đáp lại: “Tao còn có chồng mà bỏ, loại mày ế, chả chó nào thèm đi vệ sinh đến”. Trâm nóng mặt, song khôn hồn, sợ bị vả nên vội đóng cửa phòng, đoạn lu loa lên: “Cái loại nạ dòng, tán tỉnh, ngủ với cả bạn của chồng…”.
Chả cần biết những chuyện họ phơi bày đấy có thật hay không, nhưng với quan niệm “không có lửa làm sao có khói”, cả hai đều bị mất điểm nặng nề, trước những người cùng trọ và những đồng nghiệp hàng ngày giáp mặt.
Khốn nỗi trọ ở đây quen rồi, chuyển đồ thì ngại lích kích. Đứa nào cũng muốn gây hấn để đứa kia cút đi cho khuất mắt, vậy mà cứ chây ra đấy, trêu ngươi nhau tháng này qua tháng khác…
Cho đến một ngày tổ của Bích giảm nhân sự, bị điều chuyển sang bộ phận khác, phải đi ca vất vả Bích xin nghỉ, về quê làm công nhân may cho gần nhà. May mắn làm sao nó gặp được anh quản đốc trực ca đồng cảnh ngộ, vợ anh bỏ theo trai đã hai năm nay. Sau một thời gian thì hai người làm đám cưới.
Còn Trâm ế ẩm mãi mới được mai mối cho, gặp anh bộ đội sỹ quan chuyên nghiệp, đẹp trai ngời ngời, tính tình nghiêm túc, tử tế. Trâm khấp khởi hẹn hò và hồi hộp chờ đến ngày về ra mắt gia đình chàng.
Một ngày đầu năm, tiết trời xuân dịu nhẹ, ai nấy xúng xính trong tà áo mới, rực rỡ đầy tươi trẻ, Bích ra đón em dâu tương lai mà đôi má hồng chuyển sang tái và bốn ánh mắt nhìn nhau như tóe lửa, ngỡ ngàng.
Cả hai đều ngại ngùng e dè cúi mặt, thật là oan gia. Năm mới đã thế này chẳng biết sẽ báo hiệu một năm suôn sẻ hay bão tố. Đúng là tránh đâu hai chữ duyên nghiệp và nhân quả.
Họ chỉ còn biết xót xa thầm nhủ, giá mà ngày xưa tiết chế hơn một chút, nhún mình đi, đừng quá hơn thua, tranh chấp nhau khôn làm gì. Giờ thì khó sống rồi đấy...
An Miên