Người phụ nữ bị đánh mất hơn 10 năm cuộc đời

Xã hội tiến bộ sẽ là nơi con người san sẻ mọi công việc, thấu hiểu nỗi vất vả của bạn đời để đạt được hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo một khảo sát, người phụ nữ Việt Nam phải giành tới 5h trong một ngày để làm việc nhà mà chưa được ghi nhận.

Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Thời gian gần đây chị em phụ nữ “phát sốt” với “chồng người ta” là chàng trai người Cộng hòa Séc lấy vợ Việt trong chương trình Vợ chồng Son. Đó là một quý ông lịch lãm nhưng không ngại nấu cơm, trông con, thay tã lót, làm bánh, thậm chí là cả việc mặc cả với chị bán rau ngoài chợ… Một người đàn ông chân thành, dịu dàng và sẵn sàng sẻ chia cùng vợ là điều mà chị em luôn mơ ước. Bởi bấy lâu nay, ngoài “túi bụi” ở nơi làm việc, thì về nhà, họ lại tiếp tục hàng tá công việc không tên vô cùng vất vả.

Theo một khảo sát của Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) phối hợp với tổ chức ActionAid Việt Nam thực hiện, mỗi năm một người phụ nữ Việt Nam phải dành trung bình tới 2,5 tháng (khoảng 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày) cho việc nhà, nhưng lại không được nhìn nhận, đánh giá cao, thậm chí nhiều người còn bị coi là “ăn bám”.
Theo một khảo sát của Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) phối hợp với tổ chức ActionAid Việt Nam thực hiện, mỗi năm một người phụ nữ Việt Nam phải dành trung bình tới 2,5 tháng (khoảng 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày) cho việc nhà, nhưng lại không được nhìn nhận, đánh giá cao, thậm chí nhiều người còn bị coi là “ăn bám”.

TS. Dương Kim Anh - Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết, từ xa xưa tới nay, chúng ta vẫn có suy nghĩ bổn phận của phụ nữ là phải lo toan việc nhà. Cũng vì lẽ đó mà có rất nhiều phụ nữ cả một đời phải chịu bi kịch mà không được thấu cảm. Hơn 20 năm trước, bà Kim Anh còn là gia sư tiếng Anh cho con của một gia đình người Hà Nội. Không mấy khi bà thấy chị chủ nhà cười một nụ cười đúng nghĩa. Thi thoảng, mắt, mặt và tay chân của chị lại sưng tím vì bị chồng đánh đập.

“Ngoài bán tạp hóa, chị chủ nhà phải lo toan toàn bộ việc nhà. Còn chồng của chị là kỹ sư, mang về thu nhập chính cho gia đình. Chị chưa từng được tôn trọng. Ở giữa Thủ đô, trong một gia đình có điều kiện nhưng đến cái áo, cái quần chị cũng không dám tự ý mua. Những bộ quần áo quê kệch và cũ sờn quá mức cùng ánh mắt cam chịu tới tủi hờn của chị ám ảnh tôi suốt nhiều năm qua. Giá như người chồng có một chút trân trọng những việc làm của vợ thì tôi tin chị không phải chịu cuộc đời cơ cực tới vậy. Và có lẽ không khí gia đình đã vui tươi hơn rất nhiều. Tôi cứ băn khoăn mãi, tại sao người ta lại giành cho nhau những soi mói, áp đặt để rồi không ai được vui trong cuộc sống hôn nhân?”, bà Kim Anh chia sẻ.

Thay đổi suy nghĩ và hành động của cộng đồng

Theo bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng Đại diện ActionAid Việt Nam (đơn vị cùng với Vụ Bình Đẳng giới trực tiếp thực hiện cuộc khảo sát về công việc chăm sóc không lương) cho biết: “Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này nhằm mục đích định lượng những đóng góp âm thầm của người phụ nữ cho gia đình và xã hội. Để từ đó, giúp các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thay đổi cách nhìn nhận và ủng hộ để phụ nữ Việt Nam ngày càng có cơ hội bình đẳng trong phát triển với nam giới.”
Theo bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng Đại diện ActionAid Việt Nam (đơn vị cùng với Vụ Bình Đẳng giới trực tiếp thực hiện cuộc khảo sát về công việc chăm sóc không lương) cho biết: “Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này nhằm mục đích định lượng những đóng góp âm thầm của người phụ nữ cho gia đình và xã hội. Để từ đó, giúp các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thay đổi cách nhìn nhận và ủng hộ để phụ nữ Việt Nam ngày càng có cơ hội bình đẳng trong phát triển với nam giới.”

Khi công bố lượng thời gian người phụ nữ phải hi sinh cho việc nhà, nhiều người đã vô cùng bất ngờ. Để giảm gánh nặng trên vai người phụ nữ, tổ chức ActionAid cho rằng cần thực hiện tóm tắt bằng 3 chữ “R”. Đó là Recognition - ghi nhận công việc chăm sóc không lương (CVCSKL) của phụ nữ; Reduction - giảm bớt gánh nặng và Redistribution - phân bổ lại công việc giữa các thành viên gia đình và tăng chất lượng dịch vụ công để giảm gánh nặng CVCSKL cho phụ nữ.

Anh Vương Minh Hồng, 58 tuổi ở phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP. HCM - một người tham gia khảo sát cho biết: Từ trước tới nay, anh luôn nghĩ rằng việc nhà là của vợ. Thế nhưng từ khi hai vợ chồng cùng ghi lại thời gian biểu của mỗi người, anh mới thấy vợ phải tốn rất nhiều thời gian cho những công việc không tên trong gia đình. Đặc biệt trong thời gian gần đây, vợ anh bị ốm, anh phải cáng đáng cả việc nhà lẫn việc buôn bán mà vợ đang làm. Sự “đổi vai” bất đắc dĩ này đã khiến anh thấu hiểu và thầm cảm ơn vợ đã hy sinh sức khỏe nhiều năm nay cho bố con anh.

Đồng hành cùng ActionAid Việt Nam trong các hoạt động nghiên cứu, thực hiện khảo sát cũng như thấu hiểu với những khó khăn kể trên của người phụ nữ, nhãn hàng Neptune đã thực hiện một chiến dịch lớn mang tên “Hiểu để yêu thương” nhằm thức tỉnh tình yêu và sự sẻ chia - giá trị cốt lõi để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc. Đây không chỉ là một chương trình của một nhãn hàng, mà còn là thông điệp ý nghĩa nhằm thay đổi và nâng giá trị cuộc sống, tạo nên một xã hội bình đẳng và hạnh phúc.

Thói quen và hành vi của con người không dễ thay đổi trong một sớm một chiều. Vì lẽ đó, trong thời gian tới, Neptune sẽ tiếp tục cùng với tổ chức ActionAid Việt Nam nghiên cứu và đưa ra những hoạt động thiết thực nhằm góp phần thay đổi nhận thức và hành động của xã hội nói chung và đàn ông Việt nói riêng đối với các công việc CSKL mà phụ nữ đang đảm nhận.

Chiến dịch được các chuyên gia đánh giá rất cao. TS. Dương Kim Anh bày tỏ: “Thông điệp Hiểu để yêu thương không chỉ nhắc nhở nam giới chia sẻ việc nhà cùng phụ nữ mà còn góp phần điều chỉnh lại sự phân công lao động truyền thống. Hiểu để rồi thông cảm và yêu thương, để các cá nhân có cơ hội phát triển như nhau, gia đình thêm phát triển, xã hội thêm vững mạnh. Chiến dịch này của Neptune cần được phát động, chia sẻ rộng trong cộng đồng. Đặc biệt, cần tác động tới đối tượng thanh niên ở độ tuổi tiền hôn nhân, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước”.

Box: Đánh giá cao ý tưởng góp phần thay đổi nhận thức xã hội

Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) cho hay: “Hiện nay, trong phân công lao động, rất nhiều chị em phải chịu thiệt thòi, thậm chí hi sinh sự nghiệp, công việc để chăm sóc gia đình, con cái. Kết quả lao động ấy không được tính vào GDP. Công sức của họ không được ghi nhận, không được tính vào đóng góp tài sản cho gia đình.”
Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) cho hay: “Hiện nay, trong phân công lao động, rất nhiều chị em phải chịu thiệt thòi, thậm chí hi sinh sự nghiệp, công việc để chăm sóc gia đình, con cái. Kết quả lao động ấy không được tính vào GDP. Công sức của họ không được ghi nhận, không được tính vào đóng góp tài sản cho gia đình.”

Bất bình đẳng giới ở Việt Nam do hệ tư tưởng của Nho giáo và thay đổi nó không thể ngày một ngày hai được. Vì thế, truyền thông và chính sách xã hội cần phải quan tâm để làm sao dần chuyển biến được cách nhìn nhận này, giảm thời gian phụ nữ phải đảm đương việc nhà; nam giới hiểu được những vất vả đó mà tham gia cùng. Bên cạnh đó, chúng ta phải tăng thêm dịch vụ hỗ trợ gia đình để chị em có thời gian làm công việc xã hội. Đó có thể là các thiết bị máy móc, dịch vụ trông trẻ,…

“Bình thường, các công ty sẽ chỉ làm truyền thông, quảng cáo với mục đích là bán hàng, nhưng Neptune đã làm được nhiều hơn thế. Tôi đánh giá rất cao việc làm của nhãn hàng dầu ăn Neptune.Thông điệp Hiểu để yêu thương mà nhãn hàng muốn truyền tải là một thông điệp văn minh, hướng tới hạnh phúc của tất cả mọi người. Thay đổi tư duy, thói quen là việc làm không dễ nhưng với sự vào cuộc của nhiều đơn vị, tôi tin việc này sẽ thành công”, ông Phạm Ngọc Tiến kết luận.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm