"Mẹ ơi, con thương Mẹ..."

Người ta thường nói, trong gia đình, con gái thường theo cha tâm sự, con trai thì theo mẹ tỉ tê. Có lẽ chỉ đúng lúc còn thơ ấu, khi lớn lên, con trai có xu hướng kiệm lời, khó tỏ bày nỗi lòng với mẹ, dù tình cảm vẫn đong đầy.

Tôi chợt ngẫm ra điều đó khi ngồi trên xe trở về Sài Gòn sau chuyến công tác ở miền Trung đi theo công trình xây dựng. Đúng thời điểm mùa Vu Lan, bác tài mở những bài hát ca ngợi tình yêu thương con cái của các bậc sinh thành, giai điệu nghe rất xúc động.

"Mẹ ơi, con thương Mẹ..." - 1

 

Tôi chợt nhớ lại những năm còn nhỏ, tôi ít khi quấn quýt cha mà có chuyện gì cũng chỉ thích đem kể với mẹ. Đến tận lớp 6 tôi vẫn đòi ngủ chung với mẹ. Mẹ đưa tôi đi học, tắm cho tôi, cho tôi ăn, chở tôi đi dạo trên chiếc xe đạp cọc cạch... Tôi đã nghĩ sẽ không bao giờ có thể rời xa mẹ nửa bước. Vậy mà thời gian thoi đưa, tôi lớn lên, vào đại học, ra trường, đi làm, trải qua nhiều va vấp, trở thành một người đàn ông trưởng thành, tôi lại dần cách xa mẹ lúc nào chẳng hay.

Công việc của một kĩ sư xây dựng khiến tôi cứ rong ruổi mải miết hết công trình này đến công trình khác, lâu lâu mới tạt về thăm nhà rồi vội vã đi.

Bản thân mẹ tôi - bà giáo già về hưu cũng là người bình dị, không ưa ồn ào, xô bồ. Bà sống một cuộc sống bình lặng trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô với vườn rau tự trồng cùng một tủ sách lớn để thoả đam mê đọc và nghiên cứu.

Cuộc sống của mẹ tôi khá thanh thản, vui thú điền viên, sách vở, tập thiền và ăn chay. Mẹ chẳng bao giờ trách móc tôi ít quan tâm hay không gần gũi mẹ như thuở nhỏ. Có lẽ vì mẹ tôi không hay kêu ca phàn nàn như kiểu người già khác mà lâu ngày tôi cũng yên tâm, đến mức cũng quên luôn hỏi han mẹ thường xuyên.

Những bài hát về mẹ trong tiết trời Vu Lan báo hiếu vang lên trong xe khơi dậy trong tôi những cảm xúc mới mẻ. Tôi chợt hình dung ra dáng mẹ lom khom sau vườn vun khóm rau, những chiều mẹ ngồi đọc sách bên bàn trà, mắt cứ chốc chốc trông ra cửa như chờ đợi ai về ngôi nhà nhỏ...

Xe chuẩn bị vào thành phố, tôi thấy nôn nao lạ thường. Trên xe vô tình nhạc phát tới bài hát "Bông hồng cài áo":

"Rồi một chiều nào đó, anh về nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu, rồi nói... nói... với mẹ rằng: Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ có biết hay không? Biết gì? Biết là, biết là con... thương mẹ không..."

Tôi biết món quà mẹ cần nhất lúc này chính là sự có mặt của con trai, là giọng nói quen thuộc, là lời yêu thương đã dần quên hay vì ngại ngùng mà không nói.

Với tôi, hạnh phúc bình dị nhất lúc này cũng chính là được ở bên mẹ, cùng mẹ ăn bữa chay thơm ngon, thanh tịnh trong mùa Vu Lan báo hiếu. Tôi nhắc bác tài ghé trạm cho mình xuống trước để kịp ghé cửa hàng quen mua cho mẹ mấy thùng mì Chay Lá Đa quen thuộc mà cả hai mẹ con đều thích đến mức “ăn ghiền” và tất tả chạy về căn nhà nhỏ ở ngoại ô.

Tôi đã hình dung ra quang cảnh bình yên mà mình hoài nhớ bấy lâu nay: Chàng trai năm xưa thuở còn thơ ấu tung tăng theo mẹ, chiều nay, cũng chính anh ấy sẽ cùng ngồi với mẹ dưới giàn mướp, ăn một bữa chay đơn giản, chỉ cần hai tô mì Chay Lá Đa thơm ngon với rau hái trong vườn nhà, và anh sẽ nói điều đó, điều mà thời gian và cuộc đời làm anh quên mất.

"Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ có biết hay không? Biết gì? Biết là..., biết là con... thương mẹ không..."

MÌ REEVA 3 MIỀN CHAY LÁ ĐA

Văn hóa ăn chay đã có từ lâu đời của người Việt. Vị ngon thanh khiết của nấm và rau được kết hợp hài hòa với các loại gia vị chiết xuất từ thực vật tạo nên món ăn chay thanh nhã mà ngon miệng. Không chỉ là nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với bữa ăn chay dinh dưỡng, thanh vị mà còn là món quà ý nghĩa trong mùa Vu Lan. Mì Reeva 3 Miền Chay Lá Đa góp phần gìn giữ văn hóa ẩm thực chay của người Việt.

 

Mùa Vu Lan, quà nào quý hơn sự thấu hiểu và quan tâm đúng lúc.
Mùa Vu Lan, quà nào quý hơn sự thấu hiểu và quan tâm đúng lúc.

 

 

Như Quỳnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm