Lý do nào khiến đàn ông cảm thấy “ghét vợ”?

Theo các nhà tư vấn hôn nhân, ngay cả những cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất cũng có khi khiến một trong hai người phải thốt lên: "Tôi nghĩ tôi ghét vợ tôi?"

Chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng, vợ hoặc chồng là người tình trăm năm. Điều đó có nghĩa là, khi trao nhẫn cho nhau hay khi cùng nhau ký vào bản đăng ký kết hôn, cả hai cùng cam kết sẽ yêu nhau mãi mãi đến đầu bạc răng long, đến trọn cả kiếp người. Thế nhưng thực tế thì năm năm, mười năm, hai mươi, ba mươi hoặc bốn mươi năm sau đã có thể hoàn toàn khác.

Đó là biểu hiện của những cảm xúc không bao giờ được mong muốn xảy ra như cảm thấy ghét vợ, hoặc ghét chồng mình. Cảm xúc này có thực sự nguy hiểm như chúng ta thường nghĩ không?

Lý do nào khiến đàn ông cảm thấy “ghét vợ”? - 1

Ảnh minh họa

 

Theo các chuyên gia tâm lý, cảm giác thỉnh thoảng "ghét" bạn đời là điều bình thường. Mỗi mối quan hệ lâu dài đều có cơ hội trở thành nơi sinh sôi của sự phẫn nộ, tổn thương cảm xúc, tức giận, thất vọng. 

Điều đó đặc biệt đúng đối với các cặp vợ chồng ở tuổi trung niên, những người đã làm việc để đạt được các dấu hiệu theo thỏa thuận thông thường về tuổi trưởng thành thành công: Con cái, sự nghiệp, nhà cửa, cơm áo gạo tiền… Thật dễ dàng để quên rằng tình yêu lãng mạn cũng cần được bảo trì, hoặc nó khô héo.

Phụ nữ thường phẫn nộ với chồng mình vì họ thường cảm thấy đau khổ, thất vọng và phẫn nộ vì chồng mình dành năng lượng tinh thần và năng lượng vật chất cho sự nghiệp nhiều hơn cho gia đình.

Còn ở đàn ông, họ thường giận dữ và phẫn nộ tương đương hoặc thậm chí cao hơn đối với người bạn đời của họ. Sự tức giận của đàn ông thường biểu hiện từ sự thất vọng về nhiệm vụ và trách nhiệm, nhưng thực chất trong thẳm sâu là bắt nguồn từ sự khao khát tình yêu, niềm vui, ý nghĩa và mong muốn kết nối sâu sắc hơn với vợ của mình nhưng không đạt được. Họ cảm thấy tất cả những điều đó càng ngày càng bị cắt đứt, hoặc vai trò làm mẹ của cô ấy đã khiến cho người chồng cảm thấy mình bị vợ bỏ rơi.

Những thất bại về chuyên môn và tài chính, cùng với sự căng thẳng khác gây ra có thể khiến cho đàn ông có cái nhìn tiêu cực hơn về hôn nhân của họ. Những kỳ vọng về văn hóa dựa trên khái niệm đàn ông là trụ cột đã khiến cho đàn ông trở nên "nhạy cảm" khi họ thất bại trong sự nghiệp của mình.

Khi đàn ông mất bất kỳ ý nghĩa nào về giá trị của họ, cảm giác thất bại hoặc không phù hợp - điều đó có thể ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc đời của anh ta, trong đó có hôn nhân.

Tâm trạng của họ có thể trở nên tiêu cực. Họ có thể trở nên cáu kỉnh. Họ thường không chịu đựng nổi những yêu cầu của bạn đời về một điều gì đó có ý nghĩa chỉ trích, phàn nàn, yêu cầu, hoặc đánh giá thấp… Thậm chí đàn ông có thể bắt đầu xem những người gần gũi nhất với họ, những người hiện đang nhận thấy sự thiếu sót của họ như kẻ thù.

Theo Ngân Khánh

Gia đình và Xã hội

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm