Dạy vợ cách...tiêu tiền
Lấy vợ từng được là hotgirl, đưa vợ đi đâu ai cũng khen tôi khéo tán lấy được vợ đẹp, ăn mặc có gu, giao tiếp tốt. Những lúc như vậy, tôi tự hào lắm nhưng ở với nhau được ít tháng sự tự hào đó làm tôi thấy khốn khổ, bất an.
Chuyện này có vẻ rất ngược đời nhưng là bài học cần có trong đời sống hôn nhân. Bởi không phải người vợ nào cũng biết căn ke, tính toán trong chi tiêu. Họ có thể hoang phí, hoặc không nhưng vì đầu óc quá hồn nhiên, vô tư mà vấn đề tài chính trong gia đình không tuân theo nguyên tắc nào. Trong khi đó, nhiều ông chồng muốn phó mặc chuyện tiền bạc cho vợ, nhiều ông chồng quá chiều vợ hoặc sợ mang tiếng "đo lọ nước mắm" mà không dám đứng ra lo toan, "dạy bảo" vợ.
Anh Tạ Quang Vinh, quản lý marketing, một công ty chuyên sản xuất nước giải khát tại Hà Nội chia sẻ: “Ngày yêu nhau, rồi mới cưới tôi tự hào vì vợ không chỉ xinh đẹp, cá tính mà rất biết cách trang điểm, chăm chút bản thân mình. Chúng tôi đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, căn phong đi thuê chật chội, nhưng đầy đủ tiện nghi từ tủ lạnh, lò vi sóng, nồi nướng, điều hòa, máy giặt, nấu bếp từ, chiếc tủ ba buồng lúc nào cũng đầy úp quần áo dù vợ tôi liên tục soạn đồ cũ mang cho”.
Niềm vui của vợ Vinh là mua sắm, từ những đồ gia dụng đến quần áo, giầy dép, túi sách ngoại để vận cho sành điệu... Lúc đầu Vinh kệ vì cho cô ấy niềm vui làm tân nương được chiều chuộng và hy vọng cuộc sống vợ chồng trẻ lại chưa có nhà, cô ấy sẽ biết cách tiết kiệm. Không ngờ đó là thú vui khó bỏ của vợ anh.
Tháng lương đầu tiên sau ngày cưới, cô ấy nói khao bạn bè vì đã có Vinh, Vinh đồng ý vì đó cũng là điều khiến Vinh thấy tự hào, vì nghĩ vợ muốn có “lối rẽ” sống cuộc sống gia đình thay vì thường xuyên tụ tập như trước đây. 7 triệu đồng tiền lương cũng đi hết veo sau lần khao đấy. Nhưng không ngờ tháng lương thứ hai cô ấy giành hết cho quần áo rồi nói: “Dù lấy chồng phải ở trọ nhưng em muốn bạn bè nó tiếp em rất đầy đủ”. Rồi tháng lương thứ 3, thứ 4 cũng vậy vợ Vinh đều tiêu hết trong vòng nửa tháng, sau đó lại kêu hết tiên đi vay tiền bạn hoặc nói Vinh đưa tiền tiêu xài không đưa thì cô ấy giận dỗi.
Vinh góp ý thì cô ấy bảo, khi có con tự khắc sẽ lo được, bố mẹ hai bên đều có lương nên chẳng phải lo cho các cụ, còn trẻ cứ phóng tay không già lại hối hận ngày đó không cho mình đẹp, sung sướng.
Cũng trong cảnh khổ tâm vì vợ tiêu hoang, anh Nguyễn Thế Bình, phố Nguyễn Trãi, Tp Phủ Lý, Hà Nam than thở: “Vợ tôi được bạn bè đồng nghiệp phong là gần như sành điệu nhất thành phố vì thấy cả tháng đi làm chẳng mấy khi cô ấy mặc lặp lại bộ cánh nào, mà có mốt mới là cô ấy tường nhất, lập tức đi chọn để cho vào bộ sưu tập thời trang. Góp ý thì giận, thì khóc bỏ về nhà bố mẹ đẻ, nói tôi không chiều, tính toán cả với vợ”...
“Đây cũng là lý do vì sao mà sau khi lấy nhau toàn bộ số tiền tiết kiệm tôi dành dụm được gần 300 triệu để làm lại nhà “bốc hơi” hết. Tôi làm liên doanh nên thu nhập cũng khá trên dưới 30 triệu đồng/tháng nhưng khi có việc hỏi vợ tiền lúc nào cô ấy cũng nói không còn. Nhưng quần áo thì vẫn sắm đều, ăn uống thì cũng không cần nghĩ, thích là rủ các bạn tụ tập, ăn nhậu tại nhà, cao hứng thì mời ra hàng, đi hát… Biết vợ có tính hoang, tôi bắt đầu nói với vợ là công ty dạo này làm ăn khó khăn nên chậm lương, thu nhập rồi cũng sẽ giảm nhưng vợ vẫn thích là tiêu”, anh Bình chia sẻ thêm.
Tệ hơn, vợ anh Đức anh, khu đô thị Linh Đàm vợ còn bị thất nghiệp ở nhà hơn một năm nay, mọi chi tiêu trong gia đình đều do anh gánh vác. Vợ thất nghiệp, con nhỏ lại hay đau ốm, để có đủ tiền lo cho vợ con tôi đã phải rất cố gắng, có cơ hội ra sức là làm thêm kiếm thu nhập, nhưng chỉ buồn một nỗi là vợ tôi dường như không cảm nhận nổi những vất vả của chồng. Tiền mang về cô ấy chi tiêu hoang phí, và không hề có ý thức mình đang khó khăn, phải tiết kiệm. Cô ấy thường xuyên không đi chợ mua đồ ăn về nhà chế biến như đa số những phụ nữ khác, vì cho rằng không có thời gian mà đa số toàn mua đồ ăn sẵn về ăn, nên vừa đắt, vừa không ngon lại không đảm bảo sức khỏe. Cô ấy cũng có tư tưởng ở nhà nhưng vẫn phải đẹp nên thích là mua sắm quần áo, cho mẹ, cho con. Nhiều bộ cánh mua về để đấy nhưng cô ấy vẫn không ngừng sưu tập…
Mách nước đối phó với vợ hoang
Có một vợ hoang phí thực sự là một rắc rối lớn đối với các ông chồng. Mua sắm luôn hấp dẫn với phụ nữ và chỉ có chồng mới khiến cho sự hấp dẫn đó dừng lại. Dưới đây là những cách mà các đức lang quân nên áp dụng.
Phân tích cho cô ấy, dù biết vợ sẽ không hài long khi đức lang quân nói chuyện tiết chế chi tiêu nhưng các chàng vẫn phải đối mặt. Nói cho cô ấy hiểu việc tiêu xài quá mức sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của cả gia đình. Nếu cô ấy nhận thức được vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ sở thích của mình, cô ấy sẽ dừng lại.
Bí mật về thu nhập và tiền tiết kiệm, giữ tiền tiết kiệm và bí mật về thu nhập để nếu đưa tiền cho vợ cũng ở trong khuông phép thì cô ấy không thể mãi vung tay quá trán được hoặc chí ít cũng là không thể cứ đi vay mà tiêu được.
Lên kế hoạch cho tương lai để cô ấy cũng thực hiện,chẳng hạn hãy cùng nhau lên kế hoạch tiết kiệm cho dự định chăm sóc, nuôi dậy con cái, mua sắm những món đồ giá trị như nhà ở, mua xe… sẽ giúp vợ nhận ra giá trị đích thực của tiền bạc. Sử dụng cách này để đối phó với cô vợ hoang phí đồng thời cũng giúp nàng biết cách tiết kiệm tiền nong.
Biết cách trì hoãn, khi vợ muốn mua sắm những món đồ mình thích mà các đức lang quân thấy là không cần thiết chẳng hạn như chiếc túi da, áo khoác lông hay đôi giày… thì hãy cứng rắn trì hoãn nó. Có thể cô ấy sẽ giận dỗi trong một vài ngày, nhưng chắc chắn cô ấy không thể vì chuyện này mà giận mãi cuối cùng cô ấy sẽ phải “xuống nước” và tự làm lành. Đây là cách hay để giúp cho vợ học cách kiểm soát tài chính và cơn tức giận không đáng có.
Sử dụng quyền làm chồng, khi bó tay với những cách trên thì đây sẽ là phương pháp hữu hiệu. Chồng chủ động đưa ra những quy định cụ thể cho việc chi tiêu tiền trong gia đình. Khi đã có quy định mà vợ vẫn tiếp tục vi phạm, đến lần thứ 3, người chồng nên giành quyền giữ tiền để điều tiết chi tiêu.
Anh Tạ Quang Vinh, quản lý marketing, một công ty chuyên sản xuất nước giải khát tại Hà Nội chia sẻ: “Ngày yêu nhau, rồi mới cưới tôi tự hào vì vợ không chỉ xinh đẹp, cá tính mà rất biết cách trang điểm, chăm chút bản thân mình. Chúng tôi đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, căn phong đi thuê chật chội, nhưng đầy đủ tiện nghi từ tủ lạnh, lò vi sóng, nồi nướng, điều hòa, máy giặt, nấu bếp từ, chiếc tủ ba buồng lúc nào cũng đầy úp quần áo dù vợ tôi liên tục soạn đồ cũ mang cho”.
Niềm vui của vợ Vinh là mua sắm, từ những đồ gia dụng đến quần áo, giầy dép, túi sách ngoại để vận cho sành điệu... Lúc đầu Vinh kệ vì cho cô ấy niềm vui làm tân nương được chiều chuộng và hy vọng cuộc sống vợ chồng trẻ lại chưa có nhà, cô ấy sẽ biết cách tiết kiệm. Không ngờ đó là thú vui khó bỏ của vợ anh.
Tháng lương đầu tiên sau ngày cưới, cô ấy nói khao bạn bè vì đã có Vinh, Vinh đồng ý vì đó cũng là điều khiến Vinh thấy tự hào, vì nghĩ vợ muốn có “lối rẽ” sống cuộc sống gia đình thay vì thường xuyên tụ tập như trước đây. 7 triệu đồng tiền lương cũng đi hết veo sau lần khao đấy. Nhưng không ngờ tháng lương thứ hai cô ấy giành hết cho quần áo rồi nói: “Dù lấy chồng phải ở trọ nhưng em muốn bạn bè nó tiếp em rất đầy đủ”. Rồi tháng lương thứ 3, thứ 4 cũng vậy vợ Vinh đều tiêu hết trong vòng nửa tháng, sau đó lại kêu hết tiên đi vay tiền bạn hoặc nói Vinh đưa tiền tiêu xài không đưa thì cô ấy giận dỗi.
Vinh góp ý thì cô ấy bảo, khi có con tự khắc sẽ lo được, bố mẹ hai bên đều có lương nên chẳng phải lo cho các cụ, còn trẻ cứ phóng tay không già lại hối hận ngày đó không cho mình đẹp, sung sướng.
Cũng trong cảnh khổ tâm vì vợ tiêu hoang, anh Nguyễn Thế Bình, phố Nguyễn Trãi, Tp Phủ Lý, Hà Nam than thở: “Vợ tôi được bạn bè đồng nghiệp phong là gần như sành điệu nhất thành phố vì thấy cả tháng đi làm chẳng mấy khi cô ấy mặc lặp lại bộ cánh nào, mà có mốt mới là cô ấy tường nhất, lập tức đi chọn để cho vào bộ sưu tập thời trang. Góp ý thì giận, thì khóc bỏ về nhà bố mẹ đẻ, nói tôi không chiều, tính toán cả với vợ”...
“Đây cũng là lý do vì sao mà sau khi lấy nhau toàn bộ số tiền tiết kiệm tôi dành dụm được gần 300 triệu để làm lại nhà “bốc hơi” hết. Tôi làm liên doanh nên thu nhập cũng khá trên dưới 30 triệu đồng/tháng nhưng khi có việc hỏi vợ tiền lúc nào cô ấy cũng nói không còn. Nhưng quần áo thì vẫn sắm đều, ăn uống thì cũng không cần nghĩ, thích là rủ các bạn tụ tập, ăn nhậu tại nhà, cao hứng thì mời ra hàng, đi hát… Biết vợ có tính hoang, tôi bắt đầu nói với vợ là công ty dạo này làm ăn khó khăn nên chậm lương, thu nhập rồi cũng sẽ giảm nhưng vợ vẫn thích là tiêu”, anh Bình chia sẻ thêm.
Tệ hơn, vợ anh Đức anh, khu đô thị Linh Đàm vợ còn bị thất nghiệp ở nhà hơn một năm nay, mọi chi tiêu trong gia đình đều do anh gánh vác. Vợ thất nghiệp, con nhỏ lại hay đau ốm, để có đủ tiền lo cho vợ con tôi đã phải rất cố gắng, có cơ hội ra sức là làm thêm kiếm thu nhập, nhưng chỉ buồn một nỗi là vợ tôi dường như không cảm nhận nổi những vất vả của chồng. Tiền mang về cô ấy chi tiêu hoang phí, và không hề có ý thức mình đang khó khăn, phải tiết kiệm. Cô ấy thường xuyên không đi chợ mua đồ ăn về nhà chế biến như đa số những phụ nữ khác, vì cho rằng không có thời gian mà đa số toàn mua đồ ăn sẵn về ăn, nên vừa đắt, vừa không ngon lại không đảm bảo sức khỏe. Cô ấy cũng có tư tưởng ở nhà nhưng vẫn phải đẹp nên thích là mua sắm quần áo, cho mẹ, cho con. Nhiều bộ cánh mua về để đấy nhưng cô ấy vẫn không ngừng sưu tập…
Mách nước đối phó với vợ hoang
Có một vợ hoang phí thực sự là một rắc rối lớn đối với các ông chồng. Mua sắm luôn hấp dẫn với phụ nữ và chỉ có chồng mới khiến cho sự hấp dẫn đó dừng lại. Dưới đây là những cách mà các đức lang quân nên áp dụng.
Phân tích cho cô ấy, dù biết vợ sẽ không hài long khi đức lang quân nói chuyện tiết chế chi tiêu nhưng các chàng vẫn phải đối mặt. Nói cho cô ấy hiểu việc tiêu xài quá mức sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của cả gia đình. Nếu cô ấy nhận thức được vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ sở thích của mình, cô ấy sẽ dừng lại.
Bí mật về thu nhập và tiền tiết kiệm, giữ tiền tiết kiệm và bí mật về thu nhập để nếu đưa tiền cho vợ cũng ở trong khuông phép thì cô ấy không thể mãi vung tay quá trán được hoặc chí ít cũng là không thể cứ đi vay mà tiêu được.
Lên kế hoạch cho tương lai để cô ấy cũng thực hiện,chẳng hạn hãy cùng nhau lên kế hoạch tiết kiệm cho dự định chăm sóc, nuôi dậy con cái, mua sắm những món đồ giá trị như nhà ở, mua xe… sẽ giúp vợ nhận ra giá trị đích thực của tiền bạc. Sử dụng cách này để đối phó với cô vợ hoang phí đồng thời cũng giúp nàng biết cách tiết kiệm tiền nong.
Biết cách trì hoãn, khi vợ muốn mua sắm những món đồ mình thích mà các đức lang quân thấy là không cần thiết chẳng hạn như chiếc túi da, áo khoác lông hay đôi giày… thì hãy cứng rắn trì hoãn nó. Có thể cô ấy sẽ giận dỗi trong một vài ngày, nhưng chắc chắn cô ấy không thể vì chuyện này mà giận mãi cuối cùng cô ấy sẽ phải “xuống nước” và tự làm lành. Đây là cách hay để giúp cho vợ học cách kiểm soát tài chính và cơn tức giận không đáng có.
Sử dụng quyền làm chồng, khi bó tay với những cách trên thì đây sẽ là phương pháp hữu hiệu. Chồng chủ động đưa ra những quy định cụ thể cho việc chi tiêu tiền trong gia đình. Khi đã có quy định mà vợ vẫn tiếp tục vi phạm, đến lần thứ 3, người chồng nên giành quyền giữ tiền để điều tiết chi tiêu.
Theo Kỳ Anh
Gia đình & Xã hội
Gia đình & Xã hội