Kiến thức giới tính

“Chuyện ấy” không có tuổi

Cho nên nếu vì tuổi cao sức yếu, bệnh tật, rối loạn chức năng tình dục mà vợ chồng sống tách biệt nhau, mỗi người một khoảng trời riêng thì rất không tốt.

 
“Chuyện ấy” không có tuổi


Trên thực tế, người già thường không cần phải dành nhiều thời gian để lo lắng cho con cái, công việc… nên rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn, buồn bã. Chính vì vậy, đối với các cặp vợ chồng cao tuổi thì chỉ cần một chút quan tâm cũng đủ làm cho bạn đời cảm thấy hạnh phúc. Mặc dù không thể “lâm trận”, hai người vẫn có thể chung gối, chung chăn, dành cho nhau những cử chỉ âu yếm, vuốt ve mà nhiều khi mang lại cảm giác “thăng hoa” hơn cả lúc trực tiếp “hành sự”.

 

Đối với người già thì niềm vui tinh thần, được lắng nghe, chia sẻ quan trọng hơn “chuyện ấy” rất nhiều. Cho nên khi phát hiện “đối tác” không thể đáp ứng được nhu cầu tình dục nữa, các bậc cao niên cũng không nên tỏ thái độ thất vọng, coi thường và bỏ rơi. Hai người đã có một khoảng thời gian “đầu ắp tay gối” lâu dài bên nhau, cùng nhau vượt qua mọi thăng trầm cuộc sống nên đừng vì một nguyên do “bất khả kháng” như vậy mà khiến hạnh phúc cuối đời tan vỡ.

 

Các bậc cao niên trong trường hợp này nên hướng suy nghĩ của mình và của người bạn đời vào những thú vui lành mạnh như cùng nhau tập thể dục, khiêu vũ, chăm cháu, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch… Những lúc ở bên nhau, thay vì làm “chuyện ấy” thì hai người có thể nằm âu yếm nhau, cùng nhắc lại những kỷ niệm tình yêu, chia sẻ cho nhau những suy nghĩ của mình để cảm thấy tình yêu luôn tồn tại. Thậm chí, nếu một trong hai người vẫn còn nhu cầu sinh lý thì đối phương cũng có thể đơn phương “phục vụ” để giúp người bạn đời giải tỏa những bức xúc trong người.

 

Theo D.H

Gia đình & Xã hội