Chồng đa cảm, vợ muốn ngoại tình
Trong khi tôi lao ra đường làm kinh tế nhưng chồng tôi lại cam phận giáo viên lương ba cọc ba đồng. Thậm chí anh còn quá yếu đuối, đa cảm tới mức xem phim cũng rơi nước mắt.
Chồng tôi tốt nghiệp thạc sĩ, hiện anh đang làm giáo viên dạy cấp 3, còn tôi là chuyên viên tư vấn cho một công ty thương mại liên doanh. Công việc của tôi rất mệt mỏi và áp lực nhưng tôi là người mạnh mẽ, chẳng bao giờ tôi đầu hàng khó khăn. Chính vì vậy công việc của tôi luôn hoàn thành tốt và thậm chí vượt cả mong đợi của sếp. Vì vậy tôi thăng tiến trong công việc khá nhanh với mức lương tương đối khá.
Nhưng chồng tôi thì khác, anh sống an phận và chẳng bao giờ muốn phấn đấu. Cứ ngày ngày lên lớp rồi về nhà, thậm chí tôi bảo anh nhận vài lớp về dạy cho vui, anh bảo để làm gì khi cứ cổ vũ phong trào dạy thêm. Mà nói vậy thôi chứ chồng tôi dạy địa và giáo dục công dân thì làm gì có học sinh nào muốn học mà dạy. Hơn nữa, anh sống quá ủy mị và dễ rơi nước mắt. Từ nhìn người ăn xin què quặt trên đường cho đến những em bé bẩn thỉu lem luốc đều làm cho anh rơm rớm nước mắt. Nhất là khi xem những bộ phim có cảnh xúc động, anh luôn thủ sẵn chiếc khăn tay để phòng mỗi khi nước mắt rơi.
Còn tôi tính thực tế, tôi đã gặp quá nhiều những trường hợp ăn xin lừa gạt, và tôi hiểu phim chỉ là dàn dựng nên chẳng bao giờ tôi quá xúc động như vậy. Tôi thấy anh cứ bạc nhược yếu đuối thế nào ấy, chẳng bao giờ có vẻ mạnh mẽ cứng rắn của một người đàn ông cả.
Môi trường quanh tôi có rất nhiều người đàn ông nam tính và mạnh mẽ. Đối với họ, những thách thức càng khó khăn bao nhiêu càng thú vị bấy nhiêu, còn chồng tôi, chỉ là những ngày làm việc nhàn hạ và chẳng mệt mỏi áp lực gì là chồng tôi thấy vui. Tôi nghĩ bụng, may mà tôi đẻ con gái, nếu mà đẻ con trai rồi nó lại học tính mềm yếu của bố nó thì vợ nó lại khổ cả đời chẳng khác gì tôi.
Tôi đã góp ý biết bao nhiêu lần để anh thay đổi, anh cần có những mục tiêu sống rõ ràng và cần phải mạnh mẽ cứng rắn. Nhưng anh chỉ nói cụt ngủn: anh chỉ có thế thôi, em sống được thì sống. Tôi không biết rằng nếu tôi gặp được người đàn ông khác mạnh mẽ hơn anh thì tôi còn đủ sức giữ gia đình này hay không. Tôi nên làm thế nào? (liennguyen@...)
Trả lời cho những băn khoăn của độc giả Lien Nguyen, chuyên viên tư vấn tâm lý Vũ Ánh Tuyết cho rằng:
“Trước những thăng trầm buồn vui của cuộc sống, con người cần có sự thích nghi sao cho phù hợp. Dù là nam hay nữ thì cũng cần biết rung cảm trước những nỗi khổ đau mất mát, đó là biểu hiện của tính nhân văn đáng quý của con người. Chồng chị trong mắt chị là người yếu ớt và không bản lĩnh, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì có thể anh vẫn có những tính cách kiên trì và sự dịu dàng mà không phải ai cũng có được.
Tôi cũng không biết trong cuộc sống thì những lúc khó khăn anh có sẵn sàng đồng hành bên chị hay không, nhưng tôi nghĩ rằng khi sống với nhau chừng ấy năm, với công việc của chị rất bận rộn và căng thẳng, hẳn là anh đã đồng hành và hỗ trợ để chị an tâm công tác và làm việc.
Chị là người rất mạnh mẽ và luôn biết sống hết mình cho công việc, điều đó thật đáng quý, nhưng có lẽ chị đang có phần nhầm lẫn khi nhận định thế nào là người đàn ông mãnh mẽ. Hẳn là chị cũng chịu một phần định kiến khi cho rằng nam giới là trụ cột nên không được yếu đuối hay khóc lóc, nhưng họ cũng cần biết xúc động trước những nỗi đau của con người và biết buồn với những tình huống nào đó, kể cả trong phim. Bởi phim ảnh phản ánh một phần của xã hội.
Liệu rằng khi có một người đàn ông mạnh mẽ như chị muốn, nhưng anh ta lại vô cảm trước tâm trạng của chị hay chẳng quan tâm đến tất cả những điều quanh cuộc sống, lúc đó chị thấy thế nào?
Nhân vô thập toàn, không ai là người hoàn hảo trọn vẹn, tôi nghĩ rằng thay vì cố gắng thay đổi, chị thử nhìn nhận một cách tích cực về chồng chị, hẳn chị sẽ thấy bớt căng thẳng khi luôn phải so sánh với những người đàn ông khác và lúc đó chị sẽ thấy cuộc sống gia đình chị trọn vẹn hơn. Hy vọng chị sẽ có những quyết định đúng đắn.
Nhưng chồng tôi thì khác, anh sống an phận và chẳng bao giờ muốn phấn đấu. Cứ ngày ngày lên lớp rồi về nhà, thậm chí tôi bảo anh nhận vài lớp về dạy cho vui, anh bảo để làm gì khi cứ cổ vũ phong trào dạy thêm. Mà nói vậy thôi chứ chồng tôi dạy địa và giáo dục công dân thì làm gì có học sinh nào muốn học mà dạy. Hơn nữa, anh sống quá ủy mị và dễ rơi nước mắt. Từ nhìn người ăn xin què quặt trên đường cho đến những em bé bẩn thỉu lem luốc đều làm cho anh rơm rớm nước mắt. Nhất là khi xem những bộ phim có cảnh xúc động, anh luôn thủ sẵn chiếc khăn tay để phòng mỗi khi nước mắt rơi.
Còn tôi tính thực tế, tôi đã gặp quá nhiều những trường hợp ăn xin lừa gạt, và tôi hiểu phim chỉ là dàn dựng nên chẳng bao giờ tôi quá xúc động như vậy. Tôi thấy anh cứ bạc nhược yếu đuối thế nào ấy, chẳng bao giờ có vẻ mạnh mẽ cứng rắn của một người đàn ông cả.
Môi trường quanh tôi có rất nhiều người đàn ông nam tính và mạnh mẽ. Đối với họ, những thách thức càng khó khăn bao nhiêu càng thú vị bấy nhiêu, còn chồng tôi, chỉ là những ngày làm việc nhàn hạ và chẳng mệt mỏi áp lực gì là chồng tôi thấy vui. Tôi nghĩ bụng, may mà tôi đẻ con gái, nếu mà đẻ con trai rồi nó lại học tính mềm yếu của bố nó thì vợ nó lại khổ cả đời chẳng khác gì tôi.
Tôi đã góp ý biết bao nhiêu lần để anh thay đổi, anh cần có những mục tiêu sống rõ ràng và cần phải mạnh mẽ cứng rắn. Nhưng anh chỉ nói cụt ngủn: anh chỉ có thế thôi, em sống được thì sống. Tôi không biết rằng nếu tôi gặp được người đàn ông khác mạnh mẽ hơn anh thì tôi còn đủ sức giữ gia đình này hay không. Tôi nên làm thế nào? (liennguyen@...)
Trả lời cho những băn khoăn của độc giả Lien Nguyen, chuyên viên tư vấn tâm lý Vũ Ánh Tuyết cho rằng:
“Trước những thăng trầm buồn vui của cuộc sống, con người cần có sự thích nghi sao cho phù hợp. Dù là nam hay nữ thì cũng cần biết rung cảm trước những nỗi khổ đau mất mát, đó là biểu hiện của tính nhân văn đáng quý của con người. Chồng chị trong mắt chị là người yếu ớt và không bản lĩnh, nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì có thể anh vẫn có những tính cách kiên trì và sự dịu dàng mà không phải ai cũng có được.
Tôi cũng không biết trong cuộc sống thì những lúc khó khăn anh có sẵn sàng đồng hành bên chị hay không, nhưng tôi nghĩ rằng khi sống với nhau chừng ấy năm, với công việc của chị rất bận rộn và căng thẳng, hẳn là anh đã đồng hành và hỗ trợ để chị an tâm công tác và làm việc.
Chị là người rất mạnh mẽ và luôn biết sống hết mình cho công việc, điều đó thật đáng quý, nhưng có lẽ chị đang có phần nhầm lẫn khi nhận định thế nào là người đàn ông mãnh mẽ. Hẳn là chị cũng chịu một phần định kiến khi cho rằng nam giới là trụ cột nên không được yếu đuối hay khóc lóc, nhưng họ cũng cần biết xúc động trước những nỗi đau của con người và biết buồn với những tình huống nào đó, kể cả trong phim. Bởi phim ảnh phản ánh một phần của xã hội.
Liệu rằng khi có một người đàn ông mạnh mẽ như chị muốn, nhưng anh ta lại vô cảm trước tâm trạng của chị hay chẳng quan tâm đến tất cả những điều quanh cuộc sống, lúc đó chị thấy thế nào?
Nhân vô thập toàn, không ai là người hoàn hảo trọn vẹn, tôi nghĩ rằng thay vì cố gắng thay đổi, chị thử nhìn nhận một cách tích cực về chồng chị, hẳn chị sẽ thấy bớt căng thẳng khi luôn phải so sánh với những người đàn ông khác và lúc đó chị sẽ thấy cuộc sống gia đình chị trọn vẹn hơn. Hy vọng chị sẽ có những quyết định đúng đắn.
Theo T.Anh (ghi)
Pháp luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam