Bố mẹ ly hôn, họ hàng khinh rẻ, cô bé trượt dài trong vũng bùn bán dâm
Tôi mới xóa số điện thoại của Q vài ngày trước, một cô gái bán dâm tôi đã từng gặp vì nhiều lần gọi điện hỏi thăm cô không được. Có lẽ sau lần gặp tôi ở một đơn vị thuộc Công an TP Hà Nội thì Q đã xóa số, cùng với lời cảm ơn bằng chất giọng miền Trung đặc sệt…
Hôm gặp Vũ Thị Q (SN 1996, quê ở Nghệ An) thoạt tiên tôi có cảm tình ngay. Bởi khi tôi hỏi: “Trong số chị em mình ngồi ở đây, có ai có hoàn cảnh khó khăn không?” thì Q lên tiếng. Cô gái chỉ cao chừng 1m53 nhìn tôi ái ngại: “Chị ơi, em có bị đi tù không?”. Rồi giọng nghèn nghẹn, cô nói: “Em trai em đang ở ngoài này (Hà Nội) nên em sợ nếu em bị làm sao thì không ai lo được cho nó…”. Tôi lắc đầu: “Em yên tâm, sẽ không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra đâu. Hãy kể cho chị nghe câu chuyện của em nào…”.
Cô gái gật đầu và bắt đầu kể. Thật may mắn vì tôi đã từng học cùng các bạn người Nghệ An nên dù hơi khó nghe tôi vẫn hiểu được những gì cô chia sẻ. Lúc ấy, nếu tôi không phải là một phóng viên, hẳn tôi sẽ ôm em vào lòng để cơ thể em bớt run, để đôi bàn tay đang xoắn vặn lấy nhau kia không còn cảm thấy cô độc…
Bản lĩnh, trưởng thành từ nỗi đau
Q nhìn tôi và nói: “Chị muốn em nói gì bây giờ?”. Tôi bảo: “Tất cả những gì em cần chia sẻ…”. Chỉ thế thôi và tôi không nghĩ những gì bản thân thể hiện lại khiến cho em tin tưởng.
Q là cô gái không biết khóc, không phải vì em vô cảm với cuộc đời mà bởi lẽ, những cảm xúc đau đớn của tuổi thơ đã biến thành sự căm ghét, thù hận. Hận đến nỗi không thể khóc thành lời. “Em nhớ những ngày nhỏ, mỗi lần bố mẹ cãi nhau là một lần bố đánh mẹ và đuổi mẹ con em ra khỏi nhà. Lúc ấy em 3 tuổi, em trai em kém em 1 tuổi nên mẹ bế em, còn em thì lẽo đẽo bám áo mẹ đi vào rừng ở. Đó là lý do em không sợ bóng tối, vì em đã quá quen cuộc sống trong rừng”, Q kể.
Năm 2000, khi Q được 4 tuổi thì bố mẹ ly hôn. Do tính bướng bỉnh không chịu về ở với bố nên lại một lần nữa Q chứng kiến cảnh bố đánh mẹ thậm tệ. Mẹ bị bệnh tim và khớp nên không làm được việc nặng, vì thế mà cô bé nhỏ thó như Q đã quyết tâm trở thành trụ cột trong gia đình.
Tài sản của 3 mẹ con Q là mái nhà lá dựng trong rừng với cái nghèo thường trực. Q bảo: “Nhà em nghèo đến nỗi hôm qua các chú công an gọi điện về xác minh lý lịch của em thì chỗ em chả ai biết. Mãi đến khi hỏi tên ông em thì người ta mới nhớ ra”. Vì quá nghèo nên họ hàng khinh rẻ và với Q, cuộc đời của em có lẽ chỉ có mẹ và cậu em trai.
Mùa hè năm 2004, Vũ Thị Q lúc đó vừa học xong lớp 8. Dù bị mẹ can ngăn nhưng Q nhất quyết đốt sách để... không phải đến trường dù mỗi lần nhìn bạn bè đi học, trong lòng em vẫn khát khao, thèm muốn. Q ước gì có một ngày mình lại được cắp sách tới trường để mỗi năm lại nhận được giấy khen “Học sinh tiên tiến”.
Trở thành gái bán dâm
Nghỉ học, Q được giới thiệu đi làm “ô sin”. 13 tuổi, trong khi bạn bè được ăn học, được vui chơi nhưng Q đã làm đủ mọi thứ việc để kiếm tiền, từ trông trẻ, dọn nhà, giặt giũ đến... bật bông bởi gia đình chủ nhà này làm nghề bật chăn bông. Làm việc nặng nhọc nhưng Q chỉ được nuôi ăn và trả lương tháng 70.000 đồng.
Tháng lương đầu tiên Q đưa cả cho mẹ. Dù không nhiều nhưng đối với Q, đó thực sự là một gia tài. Nghe người ta mách nước, Q xin mẹ ra Hà Nội kiếm sống. Xót xa đứa con gái nhỏ nhưng không còn cách nào khác, người mẹ bệnh tật, đau ốm quanh năm ấy phải gật đầu, chịu cảnh xa con. Có người giới thiệu cho Q làm dọn phòng ở nhà nghỉ và lúc này, Q đã chấp nhận trở thành gái bán dâm.
Q kể: “Em thấy những cô gái đến đây lần nào ra cũng đếm nhiều tiền lắm nên em hỏi. Khi biết công việc của họ, cho dù xã hội coi là nhơ bẩn, xấu xa nhưng em vẫn nhờ người chụp ảnh, viết bài cho em để em kiếm tiền”.
Có tháng Q kiếm được gần hai chục triệu gửi về cho mẹ, chỉ bảo với mẹ rằng: Con đi làm nhặt bóng ở quán Bi-a. Nhiều người thương con nên cho con thêm đấy. Q nói với tôi: “Em không muốn mẹ biết em làm việc này. Em chỉ cần kiếm đủ tiền xây cho mẹ cái nhà nhỏ để mùa mưa không bị dột, mùa đông không còn rét vì mẹ bệnh nặng lắm chị ạ!”.
Giữa câu chuyện, Q nhờ tôi một cuộc điện thoại. Em bảo: “Chị cho em gọi nhờ về cho em trai. Nó ra đây thăm em nhưng vì không còn tiền lại có khách gọi, em xót tiền quá nên muốn đi một lần về có tiền cho em đi chơi chỗ này chỗ kia cho biết Thủ đô, không ngờ…”, nước mắt Q lưng tròng. Tôi đồng ý và bấm số…
Cuộc nói chuyện ngắn ngủi chỉ là vài lời dặn dò em trai ở phòng trọ chờ chị về, chị bận việc quá… nhưng khiến tim tôi thắt lại. Nghèo đói đã lấy mất tuổi thơ Q. Lòng căm ghét, thù hận đã lấy mất đi tâm hồn trong trắng của Q.
Từ đó cho đến giờ cũng đã gần một năm trôi qua. Đã rất nhiều lần tôi gọi vào số máy mà Q cho tôi để biết em đang ở đâu, làm gì. Trước Tết, tôi có gọi mấy lần với hy vọng có thể cho em chút tiền em về ăn Tết với gia đình nếu em còn ở Hà Nội mà không được, rồi thời gian sau đành phải xóa số.
Gửi đến em, cô bé trong bức ảnh Vũ Thị Q: “Chị vẫn giữ số điện thoại cũ. Nếu em đọc được những dòng này, hãy liên lạc với chị. Chỉ cần ở đây, ở Thủ đô này, nếu em khó khăn, chị sẵn sàng giúp đỡ...”.
(Bài đạt giải khuyến khích cuộc thi viết “Khát vọng yêu thương - Góc nhìn nhân văn về cuộc sống của những phụ nữ bán dâm” do Trung tâm CSAGA, PLAN phối hợp với Báo Gia đình & Xã hội, Báo Lao động & Xã hội phát động).
Cô gái gật đầu và bắt đầu kể. Thật may mắn vì tôi đã từng học cùng các bạn người Nghệ An nên dù hơi khó nghe tôi vẫn hiểu được những gì cô chia sẻ. Lúc ấy, nếu tôi không phải là một phóng viên, hẳn tôi sẽ ôm em vào lòng để cơ thể em bớt run, để đôi bàn tay đang xoắn vặn lấy nhau kia không còn cảm thấy cô độc…
Bản lĩnh, trưởng thành từ nỗi đau
Q nhìn tôi và nói: “Chị muốn em nói gì bây giờ?”. Tôi bảo: “Tất cả những gì em cần chia sẻ…”. Chỉ thế thôi và tôi không nghĩ những gì bản thân thể hiện lại khiến cho em tin tưởng.
Q là cô gái không biết khóc, không phải vì em vô cảm với cuộc đời mà bởi lẽ, những cảm xúc đau đớn của tuổi thơ đã biến thành sự căm ghét, thù hận. Hận đến nỗi không thể khóc thành lời. “Em nhớ những ngày nhỏ, mỗi lần bố mẹ cãi nhau là một lần bố đánh mẹ và đuổi mẹ con em ra khỏi nhà. Lúc ấy em 3 tuổi, em trai em kém em 1 tuổi nên mẹ bế em, còn em thì lẽo đẽo bám áo mẹ đi vào rừng ở. Đó là lý do em không sợ bóng tối, vì em đã quá quen cuộc sống trong rừng”, Q kể.
Năm 2000, khi Q được 4 tuổi thì bố mẹ ly hôn. Do tính bướng bỉnh không chịu về ở với bố nên lại một lần nữa Q chứng kiến cảnh bố đánh mẹ thậm tệ. Mẹ bị bệnh tim và khớp nên không làm được việc nặng, vì thế mà cô bé nhỏ thó như Q đã quyết tâm trở thành trụ cột trong gia đình.
Tài sản của 3 mẹ con Q là mái nhà lá dựng trong rừng với cái nghèo thường trực. Q bảo: “Nhà em nghèo đến nỗi hôm qua các chú công an gọi điện về xác minh lý lịch của em thì chỗ em chả ai biết. Mãi đến khi hỏi tên ông em thì người ta mới nhớ ra”. Vì quá nghèo nên họ hàng khinh rẻ và với Q, cuộc đời của em có lẽ chỉ có mẹ và cậu em trai.
Mùa hè năm 2004, Vũ Thị Q lúc đó vừa học xong lớp 8. Dù bị mẹ can ngăn nhưng Q nhất quyết đốt sách để... không phải đến trường dù mỗi lần nhìn bạn bè đi học, trong lòng em vẫn khát khao, thèm muốn. Q ước gì có một ngày mình lại được cắp sách tới trường để mỗi năm lại nhận được giấy khen “Học sinh tiên tiến”.
Trở thành gái bán dâm
Nghỉ học, Q được giới thiệu đi làm “ô sin”. 13 tuổi, trong khi bạn bè được ăn học, được vui chơi nhưng Q đã làm đủ mọi thứ việc để kiếm tiền, từ trông trẻ, dọn nhà, giặt giũ đến... bật bông bởi gia đình chủ nhà này làm nghề bật chăn bông. Làm việc nặng nhọc nhưng Q chỉ được nuôi ăn và trả lương tháng 70.000 đồng.
Tháng lương đầu tiên Q đưa cả cho mẹ. Dù không nhiều nhưng đối với Q, đó thực sự là một gia tài. Nghe người ta mách nước, Q xin mẹ ra Hà Nội kiếm sống. Xót xa đứa con gái nhỏ nhưng không còn cách nào khác, người mẹ bệnh tật, đau ốm quanh năm ấy phải gật đầu, chịu cảnh xa con. Có người giới thiệu cho Q làm dọn phòng ở nhà nghỉ và lúc này, Q đã chấp nhận trở thành gái bán dâm.
Q kể: “Em thấy những cô gái đến đây lần nào ra cũng đếm nhiều tiền lắm nên em hỏi. Khi biết công việc của họ, cho dù xã hội coi là nhơ bẩn, xấu xa nhưng em vẫn nhờ người chụp ảnh, viết bài cho em để em kiếm tiền”.
Có tháng Q kiếm được gần hai chục triệu gửi về cho mẹ, chỉ bảo với mẹ rằng: Con đi làm nhặt bóng ở quán Bi-a. Nhiều người thương con nên cho con thêm đấy. Q nói với tôi: “Em không muốn mẹ biết em làm việc này. Em chỉ cần kiếm đủ tiền xây cho mẹ cái nhà nhỏ để mùa mưa không bị dột, mùa đông không còn rét vì mẹ bệnh nặng lắm chị ạ!”.
Giữa câu chuyện, Q nhờ tôi một cuộc điện thoại. Em bảo: “Chị cho em gọi nhờ về cho em trai. Nó ra đây thăm em nhưng vì không còn tiền lại có khách gọi, em xót tiền quá nên muốn đi một lần về có tiền cho em đi chơi chỗ này chỗ kia cho biết Thủ đô, không ngờ…”, nước mắt Q lưng tròng. Tôi đồng ý và bấm số…
Cuộc nói chuyện ngắn ngủi chỉ là vài lời dặn dò em trai ở phòng trọ chờ chị về, chị bận việc quá… nhưng khiến tim tôi thắt lại. Nghèo đói đã lấy mất tuổi thơ Q. Lòng căm ghét, thù hận đã lấy mất đi tâm hồn trong trắng của Q.
Từ đó cho đến giờ cũng đã gần một năm trôi qua. Đã rất nhiều lần tôi gọi vào số máy mà Q cho tôi để biết em đang ở đâu, làm gì. Trước Tết, tôi có gọi mấy lần với hy vọng có thể cho em chút tiền em về ăn Tết với gia đình nếu em còn ở Hà Nội mà không được, rồi thời gian sau đành phải xóa số.
Gửi đến em, cô bé trong bức ảnh Vũ Thị Q: “Chị vẫn giữ số điện thoại cũ. Nếu em đọc được những dòng này, hãy liên lạc với chị. Chỉ cần ở đây, ở Thủ đô này, nếu em khó khăn, chị sẵn sàng giúp đỡ...”.
Theo Thùy An
Gia đình & Xã hội
Gia đình & Xã hội
(Bài đạt giải khuyến khích cuộc thi viết “Khát vọng yêu thương - Góc nhìn nhân văn về cuộc sống của những phụ nữ bán dâm” do Trung tâm CSAGA, PLAN phối hợp với Báo Gia đình & Xã hội, Báo Lao động & Xã hội phát động).