Bình Định: Làng phụ nữ không có ngày 8/3 vẫn hạnh phúc!

(Dân trí) - Phải chịu bao nỗi đau bệnh tật nhưng nhiều phụ nữ ở làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định) vẫn có được cuộc hôn nhân hạnh phúc, dù không hoa mà cũng chẳng quà trong ngày 8/3.

Bình Định: Làng phụ nữ không có ngày 8/3 vẫn hạnh phúc!

(Dân trí)- Phải chịu bao nỗi đau bệnh tật nhưng nhiều phụ nữ ở làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định) vẫn có được cuộc hôn nhân hạnh phúc, dù không hoa mà cũng chẳng quà trong ngày 8/3.

Bình Định: Làng phụ nữ không có ngày 8/3 vẫn hạnh phúc

Ngày 8/3, khi đường phố tràn ngập hoa tươi, quà tặng, nhiều mẹ, nhiều chị em đang hạnh phúc trong yêu thương thì những phụ nữ mang trong mình bệnh phong ở làng phong Quy Hòa vẫn bình thường như bao ngày, không hoa mà cũng chẳng quà.

Những phụ nữ bị mắc bệnh phong ở làng phong (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định) không biết ngày 8/3
Những phụ nữ bị mắc bệnh phong ở làng phong (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định) không biết ngày 8/3

Từng là cô gái xinh đẹp ở Khánh Hòa, khi đang ở độ tuổi xuân thì, bà Đặng Thị Loan (53 tuổi, hiện ở làng phong Quy Hòa) bất ngờ mắc bệnh phong, người nổi những hạt đỏ, chân tay bắt đầu lở loét khiến bạn bè xa lánh. Năm 1980, bà Loan từ biệt quê hương Khánh Hòa đón xe ra làng phong Quy Hòa (Bình Định) chữa bệnh. Ở đây, bà Loan gặp người đàn ông cùng cảnh ngộ là ông Trương Văn Tèo (48 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) rồi hai người nên duyên chồng vợ.

“Mang trong mình bệnh tật hiểm nghèo bị nhiều người xa lánh nên vợ chồng gặp nhau đã là hạnh phúc. Hạnh phúc nhân đôi khi vợ chồng có được thằng cu nên tôi chẳng mong gì ông xã tặng hoa ngày ngày. Vả lại mình sống một phần bằng tiền trợ cấp nhà nước, rồi nhà hảo tâm nên cũng không bận tâm có được nhận hoa. Là phụ nữ đến ngày 8/3 được chồng tặng hoa thì hạnh phúc không còn gì bằng nhưng nếu không có thì vẫn hạnh phúc như thường - bà Loan nói như tự an ủi.

Ngày Quốc tế của bà Hà vẫn lo cơm nước phục vụ người chồng bị mắc bệnh phong nhưng nặng hơn bà
Ngày Quốc tế của bà Hà vẫn lo cơm nước phục vụ người chồng bị mắc bệnh phong nhưng nặng hơn bà

Ngồi cạnh vợ, ông Tèo trải lòng: “Thú thật vợ chồng tôi đến giờ cũng không nghĩ mình có được hạnh phúc như hôm nay. Hầu hết người bệnh phong ở đây có tình cảm thì về sống chung với nhau thành vợ thành chồng. Chứ nghèo khổ, có người nhà xa, người thì không còn người thân nên chẳng có cưới hỏi gì cả. Cuộc sống khó khăn nên dù chân bị đau, đi lại khó khăn những mỗi ngày tôi vẫn ra biển kiếm cá”.

Có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất của vợ chồng bà Loan là khi đứa con trai duy nhất Trương Văn Tài (14 tuổi, đang học lớp 8) cất tiếng khóc chào đời. “May mắn là con tôi không mắc bệnh, ngoan ngoãn và ham học. Tôi chỉ mong cháu ăn học thành tài để thoát khỏi cuộc sống khó khăn như ba mẹ bây giờ” - bà Loan bùi ngùi.

Cùng cảnh ngộ, vợ chồng bà Phan Thị Hà (57 tuổi, quê Quảng Nam) và ông Phạm Văn Lem (62 tuổi, quê ở huyện miền núi Ba Tơ - Quảng Ngãi) đến với nhau cũng bởi sự đồng cảm cùng mang trong mình căn bệnh phong. Hai người gặp nhau tại Bệnh viện Phong - Da Liễu Trung ương Quy Hòa, sau thời gian tìm hiểu “góp gạo thổi cơm chung” thì dọn về sống với nhau thành vợ chồng. Vượt qua mặc cảm tự ti về số phận, dù cuộc sống khó khăn nhưng ông bà hạnh phúc khi tuổi càng về già khi có 1 cậu con trai Phạm Hà Linh đang học lớp 12.

“Ổng giờ cụt cả 2 chân, hai bàn tay cụt không còn một ngón, mọi chuyện đều một tay tôi lo liệu từ ăn uống đến tắm giặt thì ai mà mua hoa tặng. Vợ chồng đồng cảm, yêu thương nhau, khi ốm đau bệnh tật vẫn bám lấy nhau là hạnh phúc lớn nhất rồi” - Hà chia sẻ.

Ông Trần Công Nghĩa - Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân Phong - Da liễu Quy Hòa, cho biết: “Làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) có gần 260 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống. Trong đó, có 426 bệnh nhân phong (trên 70% là tàn tật nặng). Ở đây, rất nhiều người đồng cảnh ngộ họ đến với nhau lập mái ấm gia đình, nương tựa nhau vượt qua số phận bất hạnh chứ không hề có giấy kết hôn. Nhưng vẫn sinh con và có cuộc sống ổn định. Ngày 8/3 hằng năm, Hội đồng bệnh nhân vẫn tặng quà cho phụ nữ làng phong, nhưng vì kinh phí hạn hẹp nên chỉ có thể tặng khoảng vài chục ngàn đồng/ hộ, chủ yếu là niềm vui”.

Dù chưa năm nào ông xã tặng hoa, nhưng bà Loan vẫn thấy hạnh phúc khi họ tìm thấy sự đồng cảm của những người mắc trong mình bệnh xã hội khó chữa
Dù chưa năm nào ông xã tặng hoa, nhưng bà Loan vẫn thấy hạnh phúc khi họ tìm thấy sự đồng cảm của những người mắc trong mình bệnh xã hội khó chữa
Bà Mai Thị Châu (56 tuổi) mang trong mình bệnh phòng dù không tặng hoa ngày 8/3 nhưng bà vẫn hạnh phúc vì có chồng và 2 con đã khôn lớn
Bà Mai Thị Châu (56 tuổi) mang trong mình bệnh phòng dù không tặng hoa ngày 8/3 nhưng bà vẫn hạnh phúc vì có chồng và 2 con đã khôn lớn
Những phụ nữ ở bị mắc bệnh phong chưa bao giờ được tận hưởng cảm giác hạnh phúc trong ngày 8/3
Những phụ nữ ở bị mắc bệnh phong chưa bao giờ được tận hưởng cảm giác hạnh phúc trong ngày 8/3
Những người bệnh nhân phong như ông Tèo mỗi sáng vẫn đi biển đánh bắt cá
Những người bệnh nhân phong như ông Tèo mỗi sáng vẫn đi biển đánh bắt cá
Bình Định: Làng phụ nữ không có ngày 8/3 vẫn hạnh phúc! - 7

Không được chồng tặng hoa ngày 8/3, nhưng bà Hà hạnh phúc khi vợ chồng yêu thương nhau và có con chăm ngoan

Đôi tay bà Hà bị bệnh phong ăn mòn nhưng bà vẫn vượt qua mọi khó khăn chăm lo cho chồng, con
Đôi tay bà Hà bị bệnh phong ăn mòn nhưng bà vẫn vượt qua mọi khó khăn chăm lo cho chồng, con
Đôi tay bà Hà chỉ còn 1 hai đốt rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Đôi tay bà Hà chỉ còn 1 hai đốt rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Doãn Công