Bé "ngủ gà", có đáng lo không?

(Dân trí) - Một số trẻ sơ sinh ngủ khi đôi mắt vẫn lơ mơ mở ti hí. Tại sao lại như vậy? Hiện tượng này có đáng lo không?

Bé ngủ gà, có đáng lo không? - 1

Bé ngủ gà dễ khiến cha mẹ lo lắng.

Tại sao con lại ngủ mở mắt?

Trẻ sơ sinh ngủ gà hay ngủ mở mắt thực ra là một trường hợp phổ biến nhiều hơn là bạn nghĩ. Dưới đây là hai lý do khiến mắt gần như mở trong khi ngủ:

1. Di truyền:

Theo một số nghiên cứu, ngủ gà hay ngủ mở mắt ở trẻ sơ sinh có thể là một vấn đề di truyền. Nếu cha hoặc mẹ có thói quen ngủ mở mắt, em bé cũng có thể có hiện tượng như vậy.

2. Dấu hiệu nguy hiểm

Lý do thứ hai không phổ biến lắm và hầu như không xảy ra. Một số bác sĩ tuyên bố rằng ngủ mở mắt có thể là một dấu hiệu của tổn thương thần kinh mặt, các loại khối u khác nhau, dị tật mí mắt, thậm chí là các vấn đề về tuyến giáp.

Nếu cha mẹ nhận thấy em bé ngủ với đôi mắt mở trong một thời gian dài, hãy tiếp tục quan sát và nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Có hại gì khi bé ngủ mở mắt?

Dù trông có vẻ kỳ quặc nhưng đừng lo lắng gì vì ngủ mở mắt là bình thường và an toàn. Các bác sĩ nhận định ngủ mở mắt không gây ra bất cứ tổn hại gì.

Ngủ với đôi mắt mở ti hí thường xảy ra trong giai đoạn REM của giấc ngủ. Đây là một giai đoạn rất tích cực trong chu kỳ ngủ của bé. Ngoài ra, trẻ em có xu hướng trải qua nhiều giai đoạn REM hơn người lớn với khoảng 50% tổng thời gian ngủ của con.

Cha mẹ có thể làm gì?

Nếu em bé có thói quen ngủ phiền hà này, cha mẹ hãy nhẹ nhàng vuốt mí mắt của con cho đến khi chúng khép lại. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng con đã ngủ hoàn toàn trước khi bạn làm điều đó.

Tốt nhất là cha mẹ hãy cố gắng đừng căng thẳng về thói quen ngủ này của con. Rất nhiều em bé sẽ không còn tình trạng ngủ mở mắt khi được 12 - 18 tháng tuổi.

Trà Xanh

Theo MJ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm