Từ 2019 tăng kịch khung thuế môi trường với xăngChiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít (tăng thêm 1.000 đồng/lít) nhưng mức thuế với dầu hoả chỉ tăng lên mức 1.000 đồng/lít thay vì mức 2.000 đồng/lít như đề xuất.
Bà chủ Xuyên Việt Oil sử dụng hơn 1.400 tỷ đồng vào mục đích gì?Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh khai sử dụng 219 tỷ đồng của Quỹ bình ổn giá để đầu tư bất động sản, dùng 1.244 tỷ tiền thuế môi trường để bù lỗ kinh doanh xăng dầu và các mục đích cá nhân khác.
Tăng thuế môi trường xăng dầu kịch trần: Nỗi lo trở lạiCùng với giá xăng dầu trong nước có xu hướng tăng liên tục, việc áp thuế môi trường kịch trần với các mặt hàng xăng dầu sẽ góp phần tạo thêm áp lực cho lạm phát những tháng cuối năm 2018.
Thuế môi trường với xăng tăng lên mức kịch trần từ ngày 1/1/2019Sau nhiều tranh cãi, từ đầu năm sau, thuế môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít. Dầu hoả tăng thuế môi trường từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng tăng từ mức 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít.
"Bắt mạch" nguyên nhân khiến thuế môi trường xăng dầu lên kịch khungGiới phân tích đánh giá, lạm phát và thâm hụt ngân sách được cho là hai yếu tố chính khiến thuế môi trường với xăng dầu được điều chỉnh tăng lên kịch khung, đặc biệt là khi dư địa cho chính sách tài khóa đang rất eo hẹp khi nợ công tiến gần tới mức tối đa cho phép nhưng ngân sách Nhà nước hàng năm vẫn tiếp tục thâm hụt.
Ai đã đồng ý tăng kịch trần thuế môi trường với xăng dầu?Nếu đề xuất tăng kịch trần thuế môi trường với xăng dầu được mang hỏi các bác tài xế taxi hay một chị gái văn phòng ngày 2 buổi đưa con đến lớp và đi làm cách nhà 5 km thì rất có thể họ sẽ phản đối. Tuy nhiên, khi lấy ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính nhận được 47/77 ý kiến nhất trí hoàn toàn.
Bộ Tài chính: Tăng thuế môi trường xăng dầu nằm trong "khung cho phép"!Trả lời câu hỏi của báo giới xung quanh đề xuất tăng thuế môi trường kịch trần đối với xăng dầu dựa trên căn cứ nào, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài Chính khẳng định: Mức tăng nằm trong khung cho phép và phục vụ mục tiêu tăng trưởng xanh.
Bảy lao động “nuôi” một công chức; Tăng kịch trần thuế môi trường xăngThuế môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít từ đầu năm 2019 - đây là thông tin gây chú ý nhất tuần qua bên cạnh những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hay công bố của Tổng cục Thống kê về đối tượng hưởng lương ngân sách.
Thuế môi trường với xăng E5, doanh nghiệp hỏi một đằng, Bộ Tài chính trả lời một nẻoSaigon Petro đề xuất giảm thuế môi trường đối với xăng nhiên liệu sinh học E5 nhằm kích cầu tiêu dùng. Đáp lại kiến nghị này, Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung đối với các loại xăng khoáng.
Tăng kịch trần thuế môi trường xăng dầu: Lãnh đạo Bộ Tài chính nói “không bị phản ứng"Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất tăng kịch trần thuế môi trường đối với xăng dầu vẫn nằm trong khung và không vấp phải sự phản ứng của dư luận như đề xuất mở rộng khung thuế tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Thuế môi trường.
“Choáng” với thưởng Tết 1,17 tỷ đồng; Tăng kịch khung thuế môi trường xăng dầuTrong khi hàng triệu người lao động đang trông chờ phúc lợi cuối năm thì thông tin một ngân hàng tại TPHCM chi thưởng Tết “khủng” cho nhân viên lên tới 1,17 tỷ đồng đã khiến không ít người “giật mình”. Loạt thông tin về kế hoạch điều chỉnh giá xăng dầu trong dịp tăng thuế môi trường kịch khung vào 1/1/2019 cũng gây chú ý.
Giá xăng chính thức “cõng” 3.000 đồng thuế môi trườngKể từ hôm nay 1/5, giá mỗi lít xăng sẽ chính thức “cõng” 3.000 đồng tiền thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Bộ Tài chính khẳng định, việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ không làm tăng giá xăng, dầu.