Từ 2019 tăng kịch khung thuế môi trường với xăngChiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít (tăng thêm 1.000 đồng/lít) nhưng mức thuế với dầu hoả chỉ tăng lên mức 1.000 đồng/lít thay vì mức 2.000 đồng/lít như đề xuất.
Ai đã đồng ý tăng kịch trần thuế môi trường với xăng dầu?Nếu đề xuất tăng kịch trần thuế môi trường với xăng dầu được mang hỏi các bác tài xế taxi hay một chị gái văn phòng ngày 2 buổi đưa con đến lớp và đi làm cách nhà 5 km thì rất có thể họ sẽ phản đối. Tuy nhiên, khi lấy ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính nhận được 47/77 ý kiến nhất trí hoàn toàn.
Thuế môi trường với xăng tăng lên mức kịch trần từ ngày 1/1/2019Sau nhiều tranh cãi, từ đầu năm sau, thuế môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít. Dầu hoả tăng thuế môi trường từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng tăng từ mức 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít.
Tăng kịch trần thuế môi trường với xăng A95 để khuyến khích E5?Trong khi lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định rằng không thể cái gì cũng kiến nghị về thuế thì giới chuyên gia cho rằng, giảm thuế bảo vệ môi trường với E5 để khuyến khích người dùng thì được nhưng tăng với A95 lại là giải pháp không nên.
Bộ Tài chính: Nâng thuế môi trường với xăng để tránh buôn lậuTheo đại diện Bộ Tài chính, trong bối cảnh hội nhập, thuế nhập khẩu sẽ về còn 0-5% nên yêu cầu sẽ cần phải thay đổi cơ cấu thu ngân sách. Mặt khác, giá xăng dầu được cho là sẽ rất rẻ, nên việc tăng khung thuế bảo vệ môi trường nhằm để giá xăng trong nước không rẻ hơn các nước xung quanh, tránh xảy ra buôn lậu.
Lý giải "ngược" của Bộ Tài chính về giảm thuế môi trường với xăng E5Trước kiến nghị cần có một mức thuế bảo vệ môi trường "ưu đãi" dành cho xăng sinh học E5 để tạo chênh lệch giá với xăng khoáng, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng, trong một văn bản mới đây, Bộ Tài chính cho rằng, nếu tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung sẽ... giải quyết được vấn đề này.
Bộ Công Thương: Cần có lộ trình, chưa nên tăng ngay thuế môi trường với xăng!“Việc tăng thuế bảo vệ môi trường cần phải có lộ trình hết sức cụ thể chứ không thể tăng một lúc 1.000 đồng như thế…”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói tại Hội nghị giao ban sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018 diễn ra ngày 9/7.
Thuế môi trường với xăng dầu có thể tăng lên kịch trần 4.000 đồng/lítChính phủ cho biết, để đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước trong năm 2016 sẽ nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền tiếp tục điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu. Như vậy, thuế suất môi trường với mặt hàng xăng có thể lên kịch trần 4.000 đồng/lít so với mức 3.000 đồng/lít hiện tại.
Thuế môi trường với xăng tối đa 8.000 đồng/lít: Bộ ngành đồng loạt lên tiếngBộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, VCCI muốn Bộ Tài chính “cân nhắc thật kỹ sự cần thiết”, “đánh giá tác động một cách cẩn trọng” vì việc điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và DN.
VCCI: Tăng thuế môi trường với xăng dầu, nền kinh tế bị tác động tiêu cựcTrong một văn bản góp ý gửi Bộ Tài chính mới đây, VCCI cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nhằm bù vào khoản hụt thu từ các hiệp định thương mại sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, gây bất lợi cho doanh nghiệp và cho cả kết cấu ngân sách quốc gia.
Khung thuế môi trường với xăng dầu chưa lo bị nới lên 8.000 đồng/lít trong năm 2019Đề xuất sửa luật, nới khung thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng trong đó có xăng dầu sẽ chưa được bàn trong năm 2019 như mong muốn trước đó của Chính phủ.
Thuế môi trường với xăng E5, doanh nghiệp hỏi một đằng, Bộ Tài chính trả lời một nẻoSaigon Petro đề xuất giảm thuế môi trường đối với xăng nhiên liệu sinh học E5 nhằm kích cầu tiêu dùng. Đáp lại kiến nghị này, Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung đối với các loại xăng khoáng.