Nhọc nhằn nghề "chẻ" đá đổi cơm ở Đà NẵngThợ nghề chẻ đá tại Hòa Sơn (Hòa Vang - Đà Nẵng) được chủ trả lương theo ngày. Nếu làm siêng năng, họ có thể kiếm từ 200.000 đồng/ngày trở lên. Đổi lại, người thợ đối mặt với nhiều vất vả, hiểm nguy.
Nghề chẻ đá dưới nắng nóng hơn 40 độ C ở vùng "đất lửa"Giữa cái nắng hơn 40 độ C, những người thợ chẻ đá ở Quảng Trị vẫn miệt mài mưu sinh. Từ những hòn đá tự nhiên, qua đôi bàn tay khéo léo, họ đã chế tác thành những viên đá vuông hình, sắc cạnh.
Nghề chẻ đá, mồ hôi chan cơmGiữa những ngày tháng 4 nắng hừng hực nhưng nhịp búa chan chát, tiếng máy cưa vẫn không ngớt tại bãi đá Cô Tô (Tri Tôn, An Giang). Đây là nơi mưa sinh của 60 người thợ đá từ nhiều năm qua.
Nhọc nhằn mưu sinh với nghề "chẻ đá"Trên lưng chừng đồi, nhiều thợ chẻ đá (tại Bình Định) vẫn đang miệt mài “vật lộn” với những tảng đá núi lớn để mưu sinh. Đeo đuổi nghề, đối mặt với đầy rẫy hiểm nguy nhưng họ vẫn “tay trần, chân đất, mặt trơ” (không mang đồ bảo hộ) để kiếm tiền.
00:41Cảnh mưu sinh của những người làm nghề chẻ đá ở bãi đá Cô Tô, An GiangCảnh mưu sinh của những người làm nghề chẻ đá ở bãi đá Cô Tô, An Giang
Kiên Giang: Nặng nhọc kiếm nửa triệu đồng/ngày từ nghề chẻ đáHơn 30 năm qua, chẻ đá đã trở thành nghề truyền thống ở xứ Hòn thuộc xã Thổ Sơn (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang). Tuy là nghề nặng nhọc, nhưng chẻ đá là nghề tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và các huyện lân cận của tỉnh Kiên Giang.
Mồ hôi chan cơm theo nghề chẻ đá ở bãi Cô TôKhông có đất vườn, học thì chưa biết đọc đã “ra trường”, bôn ba làm mướn, làm thuê khắp nơi rồi trôi dạt về mảnh đất Cô Tô, bám vào bãi đá kiếm cơm qua ngày. Đánh đổi những chén cơm là sự tàn phế và bệnh tật…
Hàng chục trai tráng thi chẻ đá đầu năm mớiĐầu năm mới Mậu Tuất 2018, tại làng quê nổi tiếng với nghề chẻ đá "mồ côi" lại nô nức khai hội thi chẻ đá, để người dân vui chơi đầu Xuân, khởi đầu cho một năm lao động.
02:37Người dân Quảng Trị tưng bừng mở hội thi chẻ đáHội thi chẻ đá được tổ chức tại xã Gio Hòa, huyện Gio Linh, vùng đất nổi tiếng với nghề chẻ đá ở vùng phía Tây của huyện. Thiên nhiên đã tạo cho vùng đất này trữ lượng đá vô tận đến nỗi đâu cũng thấy đá: trong vườn, ngoài ngõ và cả ngoài đồng… Những khối đá xanh lớn nằm giữa bạt ngàn đất đỏ ba zan, giữa những rừng cây cao su rộng lớn là công cụ mưu sinh của người dân trong vùng. Đây là năm thứ 4 địa phương tổ chức hội thi chẻ đá. Theo thể lệ Ban tổ chức đưa ra, những người tham gia thi tài phải có kinh nghiệm trong nghề chẻ đá, phải là những thanh niên trai tráng.
Những phụ nữ đổ mồ hôi trên từng phiến đáNghề chẻ đá đối với đàn ông đã không hề đơn giản, với phụ nữ lại càng vất vả, nặng nhọc. Nhưng ở làng đá chẻ xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng này có nhiều phụ nữ vì kiếp nghèo mà phải trầy trật bám nghề.
Chẻ đá giữa đại ngàn Tây Nguyên, lao động vất vả kiếm tiền mùa xây dựngQua bàn tay của người thợ, những khối đá lớn được chẻ thành từng phiến mỏng phục vụ xây dựng. Dù là công việc nguy hiểm nhưng phần lớn người làm nghề lại không có bảo hộ lao động.