1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đà Nẵng:

Những phụ nữ đổ mồ hôi trên từng phiến đá

(Dân trí) - Nghề chẻ đá đối với đàn ông đã không hề đơn giản, với phụ nữ lại càng vất vả, nặng nhọc. Nhưng ở làng đá chẻ xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng này có nhiều phụ nữ vì kiếp nghèo mà phải trầy trật bám nghề.

Trong tiếng máy cưa như đinh tai nhức óc cả ngày cùng với cái nắng nóng như đổ lửa, các chị em phụ nữ ở làng chẻ đá vẫn hăng say làm việc. Qua đôi bàn tay yếu mềm của họ, những phiến đá nặng nề, sần sùi dần trở nên mượt mà, đẹp mắt, được dùng trong trang trí nhà cửa. Ở đây có đến hơn 1.000 lao động với thu nhập bình quân 100 ngàn đồng/người/ngày. Mỗi năm làng nghề này cung cấp cho thị trường hơn 10.000m2 đá trang trí và sản phẩm ở đây đã tỏa đi khắp thị trường trong Nam, ngoài Bắc.

Trong đội ngũ thợ xẻ đá đông đảo đó có đến gần một nửa lao động là phụ nữ. Cuộc sống mưu sinh đè nặng, những người phụ nữ chuyên làm công việc của đàn ông ấy vẫn thấy cuộc đời thật may mắn khi có một thu nhập vừa đủ để lo cho con cái ăn học. Nhiều phụ nữ là lao động chính ở đây vì chồng bị bệnh không thể lao động. Họ cố bươn bả mỗi ngày với niềm mong mỏi con cái ăn học thành tài, không phải mang phận khổ như mẹ.
 
 
 
Những phụ nữ đổ mồ hôi trên từng phiến đá
Chị em chị Phạm Thị Hai (42 tuổi, thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, Hòa Vang) đã gắn bó với nghề chẻ đá hơn 10 năm nay
 
Những phụ nữ đổ mồ hôi trên từng phiến đá
Một đôi tay phụ nữ đang chẻ đá
 
Những phụ nữ đổ mồ hôi trên từng phiến đá
Chị Nguyễn Thị Nghĩa (34 tuổi, trú thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, Hòa Vang) phải mang cả con nhỏ 4 tuổi tới chỗ làm vì không có tiền gửi con.
 
Những phụ nữ đổ mồ hôi trên từng phiến đá
Chị Nguyễn Thị Nhung, 40 tuổi (trú thôn Phú Hạ, xã Hòa Sơn) có chồng bị đau nặng hơn 10 năm nay không thể làm việc, chị vừa phải cưa đá vừa phải chẻ đá để có đủ tiền chăm chồng và nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn học.
 
Những phụ nữ đổ mồ hôi trên từng phiến đá
Chị Trần Thị Kim Hải (43 tuổi, trú thôn Phú Hạ, xã Hòa Sơn) thuê cơ sở cùng chồng làm đá nuôi 3 cô con gái ăn học. Chỉ có hai vợ chồng chị bám nghề vì không có tiền thuê mướn nên “làm đến đâu ăn đến đó”.
 
Công Bính