1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lựa chọn cổng thanh toán uy tín giúp bạn tránh mất tiền oan

Gần đây, vụ việc khách hàng bị “cướp” SIM, chiếm đoạt tiền trong tài khoản gây hoang mang dư luận. Các chuyên gia khẳng định đây chỉ là trường hợp lỗi cá biệt, người dùng không nên quay lưng lại với thanh toán trực tuyến mà chỉ nên cẩn thận hơn trong bảo mật thông tin cá nhân và lựa chọn cổng thanh toán.

Bị “cướp” sim – Mất hàng trăm triệu đồng?

Bị “cướp” sim – Mất hàng trăm triệu đồng?

Gần đây, có hai khách hàng là anh Vũ Nhật Minh (Hà Nội – sử dụng sim Mobifone) và anh Đặng Thanh Hải (TP Hồ Chí Minh – sử dụng sim Viettel) ngay sau khi bị mất sim điện thoại đã bị mất tới hàng trăm triệu đồng trong tài khoản ngân hàng đã khiến nhiều người dùng lo ngại. Nguyên nhân khách hàng bị “cướp” tiền có thể đến từ cả ba phía:

Từ phía nhà mạng có sự lỏng lẻo trong việc cắt và cấp sim mới cho khách hàng vì chỉ cần chiếm đoạt được cả thẻ SIM thì kẻ gian có thể nhanh chóng lấy được số OTP, thực hiện giao dịch mà chủ nhân thực sự của SIM  không hề biết. Từ phía khách hàng cũng có thể vô tình để lộ những thông tin nhạy cảm của mình dẫn đến kẻ xấu lợi dụng. Nguyên nhân thứ ba cũng có thể do phía ngân hàng với các bước giao dịch không đạt chuẩn khiến cơ chế bảo mật không an toàn.

Trong sự việc lần này, công an đã vào cuộc và hiện chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên, các chuyên gia ngành thanh toán điện tử cho rằng đây có thể chỉ là lỗi cá biệt, nếu như biết kiểm soát thông tin cá nhân và xử lý nhanh chóng khi có dấu hiệu bị xâm phạm tài khoản, người dùng sẽ không bị mất tiền.
Ông Âu Đức Chung, Trưởng phòng phát triển kênh phân phối, ngân hàng Techcombank cho biết: “Nếu chỉ dùng duy nhất số điện thoại để xác thực khách hàng, chỉ cần ai đó mượn điện thoại hay bị chiếm đoạt SIM, người khác sẽ dễ dàng mạo danh khách hàng để thực hiện giao dịch. Để bảo đảm tính an toàn cao nhất cho khách hàng, các giao dịch trực tuyến trên Internet Banking của chúng tôi luôn sử dụng hệ thống bảo mật gồm hai yếu tố. Theo đó, người dùng cần cung cấp đồng thời mật khẩu gửi qua SMSmã PIN (do khách hàng tự cài đặt) mới có thể thực hiện giao dịch. Do vậy, nếu kẻ gian có chiếm đoạt SIM thì cũng không thể có được mã PIN bí mật của khách hàng để có thể làm giao dịch và chiếm đoạt tiền”.

Người dùng cần làm gì để bảo vệ mình?

Thanh toán trực tuyến và Thương mại điện tử là xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay và trong tương lai. Ngoài yếu tố tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí, thì yếu tố bảo mật cũng đã và đang được các nhà cung cấp ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, để có thể tận dụng được những tiện lợi ưu việt của hình thức mua hàng qua mạng đồng thời bảo vệ được “túi tiền” của mình, các khách hàng cần xem xét kỹ về uy tín cũng như điều kiện của sản phẩm mà các đơn vị cung cấp.

Ông Trần Quang Khải – Giám đốc SohaPay – Một cổng thanh toán trực tuyến có uy tín tại Việt Nam đưa ra lời khuyên với khách hàng: “Người dùng không nên quá hoang mang dẫn đến việc không dám sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến mà cần biết thận trọng hơn để bảo vệ tài sản của mình. Trước hết, chúng ta cần phải bảo mật thông tin cá nhân của mình một cách chặt chẽ, lựa chọn giao dịch trên các trang web tin tưởng. Hai là chúng ta có thể bảo vệ các thiết bị giao dịch của mình khỏi các phần mềm độc hại thông qua cài đặt phần mềm bảo mật. Đặc biệt, mỗi khi mất số điện thoại hay mất thẻ ngân hàng, người dùng cần báo ngay cho nhà mạng hoặc ngân hàng để khóa tài khoản của mình lại. Việc lựa chọn thanh toán qua các cổng thanh toán hiện đại, uy tín, đáp ứng chuẩn bảo mật quốc tế PCI DSS cũng là một lựa chọn an toàn cho người dùng”.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm