1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

GĐ Marketing Lazada Việt Nam: Công thức tối giản tạo nên hiệu quả tối ưu

Gặp Thông – chàng Giám đốc marketing trẻ của Lazada Việt Nam vào buổi trưa thường nhật. Có lịch họp vào đầu giờ chiều, Thông chỉ kịp dùng bữa theo kiểu fast food và tranh thủ tham gia buổi trò chuyện. Cách Thông chia sẻ quan điểm gần gũi, thân thiện nhưng lan tỏa lòng nhiệt thành của sức trẻ gây ấn tượng mạnh cho người đối diện.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Thông từng đầu quân về nhiều công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia như Nielsen, Vinamilk, P&G Thái Lan. Hiện tại, sau 8 năm ra trường, Thông trở thành một giám đốc ở tuổi ba mươi, giữ vị trí then chốt tại một công ty TMĐT toàn cầu – Lazada Việt Nam, chịu trách nhiệm chính trong quản lý thương hiệu, lập chiến lược hỗ trợ bán hàng, tiếp thị, quảng cáo và trực tiếp điều hành phòng marketing với 36 nhân viên. Bên cạnh đó, chàng trai sinh năm 1986 cũng từng đồng sáng lập và sở hữu một công ty thương mại điện tử chuyên về ngành trang trí nội thất.

Hoạch định cụ thể, theo sát mục tiêu cá nhân

Trao đổi về vấn đề nhảy việc của cá nhân và Thông có e ngại khi nhân viên, cộng sự thạo việc lại muốn rời đi, anh cho rằng với giới trẻ, khái niệm nhảy việc vốn không mới chính yếu phải nhảy như thế nào để đó là bước tiến. “Đó có phải là bàn đạp giúp bản thân tiến đến gần mục tiêu cá nhân không?” là câu hỏi buộc phải trả lời trước khi đưa quyết định.

Luôn cân nhắc rằng bản thân đã học được những gì ở nơi cũ, sẽ học được gì từ chỗ mới, môi trường thực sự tốt hơn thì quyết định nhảy việc là điều nên khuyến khích. Đứng trên cương vị là nhà quản lý, việc đào tạo và đối mặt với thách thức thay đổi nhân sự là chuyện thường ngày, đó cũng là cơ hội thử thách cho người quản lý, giúp tôi luyện kỹ năng nghề nghiệp.

GĐ Marketing Lazada Việt Nam: Công thức tối giản tạo nên hiệu quả tối ưu - 1

Anh có phải thuộc tuýp người yêu thích sự mới mẻ?

Không hẳn. Trong công việc, tôi luôn hứng thú trước các chiến dịch mới và những gì chưa có sẵn quy trình. Tôi yêu thích và muốn gắn bó lâu bền với môi trường làm việc mang cho tôi cảm giác như đang học một văn bằng thứ hai. Mặt khác, trong cuộc sống cá nhân tôi lại thấy hài lòng với những điều thuộc thói quen, ví như tôi thường đọc đi đọc lại một quyển truyện yêu thích, mặc đi mặc lại một màu áo mà cho tôi cảm giác thoải mái.

Được biết, trước khi ngồi ghế điều hành cấp cao tại Lazada Việt Nam, Thông đã trải qua rất nhiều vị trí, chắc chắn có rất nhiều điều thú vị, anh có thể chia sẻ về hành trình đó?

Tôi đã trải qua khoảng 8 công ty trong 8 năm đi làm, như vậy cũng gọi là nhảy việc (cười). Như tôi đã chia sẻ, trước khi đến một công ty mới, tôi luôn tự đặt cậu hỏi rằng nơi mới sẽ mang đến cho tôi những bài học gì so với nơi cũ. Tôi cho rằng mình khá may mắn vì có cơ hội làm việc tại nhiều môi trường chuyên nghiệp từ đó thu thập được nhiều kiến thức.

Ví dụ như thời điểm làm tại Vinamilk, tôi trực tiếp tham gia các chiến dịch Quỹ sữa Việt nam – 3 ly sữa mỗi ngày. Còn ở P&G Thái Lan, tôi lại xem mới đó là một trường học về truyền thông rất bài bản, xây dựng thương hiệu từ ngay chính dữ liệu khách hàng. Với Lazada, thật ra tôi khởi điểm từ vị trí thấp nhưng may mắn tôi có điều kiện tiến nhanh, trước khi giữ vai trò điều hành thì tôi đã làm việc và “quen mặt” hầu hết các phòng ban trong bộ phận Marketing.

Tôi nắm rõ vai trò, cách làm việc của các bộ phận mà hiện tôi đang điều hành vì bản thân hầu như trải qua hết các vị trí này, có lẽ đó chính là lý do, là ưu điểm để Tập đoàn lựa chọn tôi. Bên cạnh, những giá trị tôi tạo ra làm nên sự thay đổi, kết quả thấy được qua bàng báo cáo bằng con số. Do đó, khi tuyển nhân viên tôi dựa trên tiêu chí khả năng linh động, nhạy bén, luôn nhiều năng lượng, tôi cần công sự với những đặc tính đó vì ngành thương mai điện tử thay đổi từng ngày, phỉa luôn biết nẳm bắt, thử và áp dụng cái mới.

Anh đã trau dồi kinh nghiệm bản thân khá nhiều và có thời gian dài làm tại Lazada, vậy anh đã học được những gì?

Đúng vậy, tôi vẫn phải vừa làm vừa học mỗi ngày. Ngành TMĐT vốn tiềm năng và đầy biến hóa, nếu so với những tập đoàn thương mại lớn trên thế giới thì mình còn thua họ rất nhiều, vì vậy phải biết dựa vào đâu để đặt ra cái chuẩn để so sánh và phấn đấu. Từ tháng 4/2016, Lazada Việt Nam đã nhận được sự góp sức của Alibaba, cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể đội ngũ, tôi thấy Lazada Việt Nam đang có những bước chuyển mình.

Năm 2015, trong vòng 4 ngày với chiến dich Cách mạng mua sắm, Lazada Việt Nam đạt doanh thu 4,2 triệu USD. Đến năm 2016, chương trình đã gặt hái được thành tích chỉ trong một ngày ra mắt (11/11), doanh thu đạt 6,6 triệu USD, tăng gần gấp rưỡi so với toàn bộ chiến dịch năm ngoái. Nhưng nếu đem ra so sánh với con số 17,7 tỷ USD mà Alibaba đạt được cũng trong ngày 11/11/2016 thì vẫn quá nhỏ bé. Đó chính là điều mình vẫn phải tiếp tục học hỏi.

Thương mại điện tử không chỉ có việc vận hành trên website mà còn có chuỗi dịch vụ đi kèm, như hàng hóa, giao vận, chăm sóc khách hàng, hậu mãi, đổi trả. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ và phản hồi tốt khâu vận chuyển, thanh toán mới là quan trọng, chứ không chỉ nằm ở sản phẩm và giá cả. Tôi cho rằng Lazada Việt Nam đang đi đúng hướng.

GĐ Marketing Lazada Việt Nam: Công thức tối giản tạo nên hiệu quả tối ưu - 2

Người tiêu dùng đến với Lazada cần có thời gian thử, cảm nhận rồi tiếp đến là đặt niềm tin. Thời gian sắp tới, cách thức thực hiện marketing của Lazada cũng như ngành TMĐT Việt Nam sẽ có nhiều đổi khác. Đã đến lúc phải kết hợp với nhiều thương hiệu lớn, phối hợp ứng dụng marketing truyền thống để hỗ trợ các chương trình quảng bá và cùng sử dụng nguồn tài nguyên marketing của đối tác. Nếu chỉ đứng một mình sẽ không thể nào đủ sức. Kết hợp, tận dụng sức mạnh của nhau, đồng thời khai thác tối đa tính ưu việt của từng công cụ truyền thông, tôi tin chắc sẽ mang về kết qua cao.

Lúc đầu anh có chia sẻ về dự án start up cá nhân, anh có thể chia sẻ thêm về công ty riêng?

Thật ra dự án Start up này cũng thuộc TMĐT, là công ty chuyên kinh doanh sản phẩm trang trí nội thất. Hiện tại, công ty đã có showroom và đang hoạt động rất tốt, tôi chỉ giữ một phần nhỏ gọi là cố đông sáng lập. Chính việc mở công ty này là bước đệm để ngày hôm nay tôi có thể làm tốt tại Lazada.

Tổng hợp và tối giản

Học quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế, nhảy việc có chọn lọc, xây dựng và phát triển một công ty start up để được trải nghiệm nhiều hơn nữa, có thể thấy Thông tự xây dựng kiến thức từ việc cọ xát thực tiễn. Ba mươi tuổi, Thông đã khẳng định vai trò cá nhân ở lĩnh vực thương mại điện tử tại một tập đoàn đa quốc gia với hơn một ngàn nhân viên. Những con số tăng trưởng của Lazada Việt Nam trong thời gian gần đây cũng phần nào khẳng định công thức Thông thực hiện đang giải được bài toán khó.

Công việc mỗi ngày của anh là những gì?

7 giờ 30 đến 8 giờ 30: gym và ăn sáng.

9 giờ: xem lại lịch công việc trong ngày, xử lý email.

10 giờ: nhận báo cáo kinh doanh đầu ngày và báo cáo tổng kết ngày hôm trước.

11 giờ: gặp các trưởng bộ phận cập nhật tình hình.

12 giờ: ăn trưa tại văn phòng cùng đồng nghiệp hoặc ra ngoài cùng đối tác.

13 giờ: trao đổi với các phòng ban liên quan về diễn biến của các chiến dịch và hoạt động thương mại.

14 giờ: quan sát thị trường.

15 giờ: trao đổi với văn phòng cấp khu vực, cập nhật tình hình và kế hoạch mới.

16 giờ: họp giao ban cập nhật tình hình giữa các cấp quản lý.

17 giờ đến khi nào hết việc: xử lý các công việc tồn đọng, xem xét kết quả kinh doanh trong ngày.

Anh có thể chia sẻ ngắn gọn nhất, marketing cho Lazada Việt Nam là làm những gì?

Để ngắn gọn nhất thì đó là làm cho người tiêu dung Việt Nam biết, thử, tin tưởng, yêu thích và hình thành thói quen thường xuyên mua sắm tại Lazada.

Marketing đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của Lazada Việt Nam?

Marketing là một trong những bộ phận quan trọng nhất đóng góp vào sự phát triển của Lazada. Hoạt động marketing có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và tăng trưởng kinh doanh thông qua truyền thông, chương trình khuyến mãi, quảng cáo trực tuyến.

Một chiến dịch marketing Lazada thường đề ra KPI như thế nào để đo độ thành công?

Doanh số bán và số khách hàng mua sản phẩm trên Lazada là những chỉ tiêu cơ bản nhất. Song song đó là những chỉ tiêu về hiệu quả marketing, như chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới, chi phí marketing trên tổng doanh thu (ROI).

Hiện nay phong trào khởi nghiệp trở thành xu hướng cho các bạn trẻ, là một người khởi nghiệp thành công anh có thể chia sẻ thêm quan điểm cá nhân về vấn đề này?

Quan điểm cá nhân về phong trào khởi nghiệp của các bạn trẻ?

Khởi nghiệp là một trường học lớn, vừa mang đến thử thách khốc liệt vừa là trải nghiệm thú vị mà một khi dấn thân mới có thể hiểu rõ hết. Việc trang bị cho bản thân một bệ phóng vững chắc về kinh nghiệm, kiến thức, mối quan hệ và nguồn lực là rất quan trọng để khởi nghiệp thành công. Tôi cũng là môt người trẻ không khác gì họ, luôn hứng thú với cái mới. Tuy nhiên, phải luôn đủ tỉnh táo để trả lời câu hỏi: Mục tiêu cá nhân dài hạn là gì? Việc này có là bàn đạp để mình tiến lại gần mục tiêu cá nhân không?

Đại dương xanh hay đỏ?

Hiện nay, ngành TMĐT Việt Nam đang có nhiều bước tiến, đồng nghĩa sẽ càng có nhiều doanh nghiệp, họ nghiêm túc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát động chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Là người điều hành về marketing, anh có ý định sẽ xây dựng kế hoạch, tạo những chiến dịch đặc sắc mà đối thủ cạnh tranh không có được để gây chú ý cho người tiêu dùng?

Khi làm việc tại Lazada Việt Nam, cá nhân tôi không quan tâm nhiều đến đối thủ. Vì nói một cách đơn giản, thị trường TMĐT ở Việt Nam đầy tiềm năng và rất rộng lớn, hiện chỉ mới đạt 1% của toàn bộ thị trường bán lẻ. Điều tôi quan tâm là làm sao để người tiêu dùng Việt biết đến TMĐT và họ sử dụng nó như một thói quen mua sắm. Tôi chú trọng vào việc thay đổi thói quen người tiru dùng hơn là cố gắng lấy thị phần từ đối thủ.

Cụ thể hơn, thay đổi thói quen người tiêu dùng, có nghĩa là…?

Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với loại hình mua sắm trên mạng, mặc dù thời gian họ sử dụng internet khá nhiều. Có nhiều lý do và nhiều bài phân tích từ chuyên gia về hành vi này. Theo tôi, chính yếu là họ chưa thật sự tin và chưa thấy được tính tiện dụng từ mua sắm online. Do đó, nhiệm vụ của chúng tôi là phải làm cho người tiêu dùng Việt cảm nhận được điều này một cách nhanh nhất. Đây cũng là lý do Lazada Việt Nam có câu “Thảnh thơi mua sắm”

Có phải TMĐT đang dần phân chia thị trường theo từng phân khúc khách hàng?

Thị trường TMĐT ở nước ta còn khá non trẻ, đa phần đang ở giai đoạn làm quen để người cảm nhận sự tiện ích khi sử dụng. Việc chia phân khúc khách hàng hiện chưa thật sự rõ nét, nhưng đang dần hình thành. Chẳng hạn, khách hàng có mức thu nhập cao sẽ có xu hướng tìm kiếm các trang có nhiều sản phẩm nhập khẩu, độc quyền. Có một điều chắc chắn, thương mại điện tử là tương lai gần của ngành bán lẻ.

Ngoài Lazada, Tiki, Adayroi...thị trường có các trang khác như Chợ tốt, 5S... những doanh nghiệp này có đang theo hướng đi khác?

Những trang như Chợ Tốt, 5s là mô hình kinh doanh C2C – trao đổi mua bán giữa người dùng với người dùng. Chúng tôi là mô hình kinh doanh B2C, khi mô hình kinh doanh C2C phát triển, ngày càng nhiều khách hàng, lượng đơn hàng tăng sẽ phải mở rộng kinh doanh và xây dựng kho bãi, dịch vụ giao nhận, chăm sóc khách hàng quy mô hơn, lúc này sẽ trở thành hình thức B2C

Tại Lazada, việc đầu tư và xây dựng mô hình kinh doanh B2C không chỉ là bài toán ở việc nguồn hàng, chất lượng hàng hóa, mà còn là khâu kho vận, chính sách chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi. Khi các nhà bán hàng phát triển theo quy mô lớn hơn, ắt hẳn họ sẽ tìm đến B2C.

Nhưng như tôi đã nói, thị trường này vẫn còn rất rộng, có thể thoả sức thử và sửa sai để đạt được kết quả tốt nhất, trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Cám ơn về những chia sẻ của Thông!

Khánh Ngọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm