Công ty Ocewa hỗ trợ nông dân Bắc Giang tiêu thụ vải thiều

Sau khi thành công trong nhiều lĩnh vực như: phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, mỹ phẩm… mới đây Công ty CP DV&TM Sóng Đại Dương (Ocewa) lại tiếp tục thành công bước đầu với lĩnh vực đầu tư chiều sâu và ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.

Điển hình trong đó là ứng dụng công nghệ bảo quản Point Warp của Nhật Bản trên quả vải thiều Lục Ngạn.

Chia sẻ với chúng tôi về ý tưởng ban đầu khi tham gia hỗ trợ nâng cao giá trị nông sản cho nông dân, ông Phạm Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty Ocewa cho biết: “Công ty Ocewa nhận thấy, kể từ sau khi có cuộc phát động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt … Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản sạch của Việt Nam luôn tăng cao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các công nghệ bảo quản hoa quả tươi giữ nguyên màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng trong một thời gian dài thì chưa có nhiều. Các phương pháp chủ yếu vẫn là hình thức ướp đá lạnh thông thường, chất lượng không đảm bảo và chỉ để được trong thời gian ngắn. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi đã phối hợp với một số công ty của Việt Nam và đối tác của Nhật Bản để triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ bảo quản Point Warp trên quả vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang). Đến nay kết quả thử nghiệm đã thành công bước đầu. Mong muốn của chúng tôi là giúp nông dân kéo dài thời gian tiêu thụ các sản phẩm do mình làm ra và nâng cao giá trị nông sản Việt, hướng đến các thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng”.

Công ty Ocewa hỗ trợ nông dân Bắc Giang tiêu thụ vải thiều

Trên thực tế, nhiều năm qua, nông sản của Việt Nam liên tục gặp phải những khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Nông dân ở nhiều địa phương thường xuyên rơi vào cảnh lao đao được mùa mất giá.

Xuất phát từ thực trạng đó, Ban lãnh đạo công ty Ocewa đã cùng thảo luận và đi đến quyết định là phải tìm ra một giải pháp để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa kéo dài thời gian tiêu thụ giúp cho bà con nông dân nâng cao giá trị nông sản.

Chuyên gia Nhật Bản đang kiểm tra kỹ thuật bảo quản vải thiều
Chuyên gia Nhật Bản đang kiểm tra kỹ thuật bảo quản vải thiều

Nông sản bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ rất cao. Tuy nhiên, do chưa có cách bảo quản tốt nên phần lớn nông sản sau thu hoạch chỉ tồn trữ được trong thời gian rất ngắn, thậm chí có những loại cây ăn quả sau khi thu hoạch chỉ để được một vài ngày là hỏng hoặc “xuống mã” rất khó bán. Người nông dân vì vậy buộc phải bán tháo bằng mọi giá. Nếu có công nghệ bảo quản tốt sẽ kéo dài thời gian tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, giá trị các mặt hàng nông sản sẽ được tăng lên, không bị thương lái ép giá hay bán phá giá và như vậy người nông dân có cơ hội gia tăng thu nhập và cải thiệc cuộc sống. Đây cũng là yếu tố quan trọng để có thể sản xuất những sản phẩm nông sản có chất lượng và giá trị cao hơn.

Bắc Giang là “thủ phủ” của vải thiều, với tổng diện tích trồng vải khoảng 32 nghìn ha, sản lượng toàn tỉnh năm 2015 ước đạt hơn 150 nghìn tấn quả tươi. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng khoảng 90 nghìn tấn, xuất khẩu khoảng 40%, tương ứng 60 nghìn tấn. Thị trường xuất khẩu cơ bản vẫn chỉ là Trung Quốc.

Vải thiều Bắc Giang năm nay, giá bán có lúc lên tới 25.000- 35.000 đồng/kg. Thực tế này cho thấy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như việc nông dân và doanh nghiệp bắt tay nhau cùng sản xuất, phân phối chắc chắn sẽ cho kết quả tốt hơn. Riêng Công ty Ocewa, trong tháng 6 đang tiến hành thu mua số lượng vải thiều khá lớn ở Bắc Giang và số lượng vải thiều này đang được bảo quản bằng công nghệ Point Warp. Lãnh đạo OCEWA cho biết, chương trình này đã nhận được sự hỗ trợ kết nối từ Bộ Công Thương, sở Công thương Tp. Hà nội, Cục xúc tiến thương mại,Tỉnh Bắc Giang và Huyện Lục Ngạn. Việc các cơ quan quản lý tham gia hỗ trợ doanh nghiệp khiến cho các hoạt động thu mua, bảo quản được diễn ra rất thuận lợi.

Bên cạnh Công ty Ocewa, cũng có một số doanh nghiệp đang áp dụng và triển khai mô hình công nghệ bảo quản nông sản. Trong đó, phải kể đến là Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ. Công ty đã đầu tư một xưởng đóng gói ngay tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương). Xưởng có kho lạnh đảm bảo tiêu chuẩn với công nhân được tập huấn chuẩn quy trình, công suất đóng gói có thể đạt đến 40 tấn/ngày. Tính đến ngày 15/6, Công ty đã thu mua, xuất khẩu ra quốc tế khoảng gần 10 tấn vải thiều Hải Dương. Trong đó xuất sang Úc khoảng 3 tấn, Mỹ 1 tấn, EU 1 tấn và Canada 500 kg...

Có thể thấy, nếu vấn đề sản xuất và tiêu thụ nông sản có sự chung tay của các doanh nghiệp như Công ty Ocewa, Công ty Rồng Đỏ... thì những câu chuyện về hành tây Đà Lạt, hành tím Sóc Trăng, dưa hấu Quảng Nam, Quảng Ngãi, thậm chí là gạo, cà phê sẽ tìm ra được lời giải thỏa đáng và hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế bền vững.

Được biết, ứng dụng công nghệ cao vào bảo quản vải thiều chỉ là một trong số rất nhiều các hoạt động mà công ty Ocewa đang triển khai nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, phụng sự xã hội và tạo lập một cộng đồng thịnh vượng thông qua việc chia sẻ các nguồn lực xã hội cho nhau. Công ty cũng đã và đang thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội như từ thiện, thăm và tặng quà cho các trẻ em khuyết tật, lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, không nơi lương tựa; các chương trình đào tạo phát triển cộng đồng nhằm gia tăng giá trị cho cộng đồng.