Cách chọn mua bún sạch cho bữa ăn ngày tết
Ngày tết đã cận kề, việc chọn nguồn thực phẩm sạch cho thực đơn ngày tết trở nên quan trọng. Chị Nguyễn Thị Bính- chủ cơ sở sản xuất bún Nguyễn Bính với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề làm bún đã chia sẻ một vài kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chọn bún sạch, không tẩm hóa chất.
Vừa hướng dẫn PV đi vào cơ sở sản xuất của mình, chị Bính vừa đưa ra 2 loại bún vừa nói: "Nếu không phải là người trong nghề, người tiêu dùng khó có thể nhận biết đâu là bún sạch đâu là bún "ngậm" hóa chất."
Hóa chất ở đây có nhiều dạng như chất tạo sợi, chất bảo quản, chất tẩy trắng… và đương nhiên, sợi bún tươi và sợi bún hóa chất chỉ giống nhau cái tên gọi, về bản chất thì hoàn toàn khác nhau.
Theo chị Bính, chọn và thử bún có nhiều cách, trong đó cách tiện dụng nhất dùng nước mắm để xem độ hấp thụ của sợi bún. Nếu bỏ vắt bún vào chén nước mắm, sau một khoảng thời gian, sợi bún tẩm ướp hóa chất sẽ ít hấp thụ hơn trong khi sợi bún tươi hấp thụ nhiều hơn.
Ngoài ra, một cách khác nhanh hơn là quan sát tình trạng của vắt bún. Những sợi bún mềm mại và dính khít vào nhau cho thấy đây là bún tươi, không có hóa chất. Sợi bún có "ngậm" hóa chất thì cuộn tơi xốp như bông gòn, cọng bún khô, cùng một khối lượng nhưng bao bún sạch sẽ nhỏ hơn so với bao bún có tẩm ướp. Bên cạnh đó, nếu khéo quan sát, ta sẽ thấy độ bóng của bún có "ngậm" hoá chất sẽ bóng và trong hơn bún tươi của cơ sở Nguyễn Bính.
Một số quán ăn thường chuộng loại bún tẩm ướp hóa chất vì giá rẻ và khối lượng tịnh dùng trong một khẩu phần ít hơn bún tươi. Một phần bún chả nếu dùng bún sạch thì dùng trên dưới 300 gam. Nhưng với bún có ngậm hóa chất thì có thể chỉ cần 2/3 nhưng cảm giác nhìn vẫn nhiều do sơi bún tơi xốp.
Bún của chị Bính nếu đem ra môi trường tự nhiên để không đầy 24 giờ là không còn dùng được vì sợi bún tươi không hóa chất sẽ thay đổi và hư trong thời gian nhất định. Theo đó, sợi bún tươi mới xuất xưởng thì khác hẳn với sợi bún để hàng giờ ở môi trường ngoài. Trong khi đó, bún tẩm hóa chất có thể giữ được hơn 2 ngày. Bảo quản được lâu cũng khiến các quán ăn chuộng loại bún có hóa chất hơn.
Hiện nay, lò sản xuất của chị Bính không chỉ có bún là mặt hàng chủ lực mà còn có nhiều dòng sản phẩm sạch khác cũng được làm từ gạo như bánh canh, mì Quảng và phở... Những dòng sản phẩm sạch và thân thiện với sức khoẻ người tiêu dùng này đang góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn và an toàn cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng có thể truy cập vào trang bunthuduc.com để tìm hiểu về thông tin các dòng sản phẩm như: Bún, bánh canh, mì Quảng, phở… Mặt khác, tìm hiểu các dòng sản phẩm sạch cũng giúp nâng cao chất lượng bữa ăn, an toàn cho cơ thể. Các dòng sản phẩm có giá trung bình 30 đến 40 ngàn đồng một ký.
Phạm Nguyễn
(phamnguyen.dtr@gmail.com)