1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ông Phạm Quang Nghị đối đáp với giáo sư TQ

Thân mật bắt tay vị giáo sư Trung Quốc, ông Phạm Quang Nghị nói: Mong ông và giới trí thức Trung Quốc có thêm tiếng nói để nhân dân Trung Quốc hiểu đúng tình hình.

Trong bài tiếp theo dưới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục thuật lại cuộc trao đổi của ông Phạm Quang Nghị tại Hội Châu Á.

Cơ cấu hay vụ việc?

Ngồi cạnh tôi là một vị học giả người Trung Quốc, vóc người cao lớn, tóc cắt ngắn. Đó là giáo sư Zha Daojiong, đến từ Học viện quốc tế, Đại học Bắc Kinh. Cây bút trong tay ông chạy lướt nhanh trên mặt giấy, ghi tỉ mỉ nội dung cuộc đối thoại. Ông không phát biểu gì trong suốt cả cuộc đối thoại.

Phía bên dãy bàn đối diện với tôi, ông Orville Schell, Giám đốc Trung tâm quan hệ Mỹ - Trung Quốc nêu câu hỏi: Cách đây 20 năm, Việt Nam đã hình dung được sự phức tạp của đường lưỡi bò hay đến vừa rồi mới thấy?

Ông Phạm Quang Nghị trả lời: Chúng tôi biết việc này từ nhiều năm trước. Nhưng chúng tôi không nghĩ Trung Quốc lại làm ngang ngược, bất chấp tất cả như vậy.

Về đường lưỡi bò, không có gì mới về thông tin, nhưng không thể vì tính phi lý của nó mà làm ảnh hưởng không chỉ các nước xung quanh mà đến toàn thế giới. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, bên cạnh việc nêu các yếu tố lịch sử, quan trọng nhất là các nước phải có chứng cứ. Việt Nam có những bằng chứng vững chắc: Việt Nam quản lý Hoàng Sa, Trường Sa trong thời gian dài, bằng hoà bình, liên tục, thực tế. Có nước trích dẫn thơ ca, nhật ký của nhân vật này người kia để muốn khẳng định chủ quyền…

Trong bối cảnh có tranh chấp như vậy, điều đáng hoan nghênh là ASEAN và Trung Quốc đã đưa ra Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) trong đó khẳng định: các bên không dùng vũ lực, không đe doạ vũ lực; phải bảo đảm an ninh hàng hải…

Nếu DOC được thực hiện nghiêm túc thì đã không xảy ra vụ Giàn khoan như vừa rồi. Vấn đề cấp thiết bây giờ là phải xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên về Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc cao hơn. Các nước, trong đó có Mỹ cũng mong muốn sớm có COC để đảm bảo hoà bình. Về lời nói, Trung Quốc cho biết sẽ tham gia nhưng trên thực tế, Trung Quốc chưa tích cực.

Giáo sư Peter Dutton có nêu câu hỏi: Trong vấn đề này, cái gì là cơ cấu? Cái gì là vụ việc?

Ông Phạm Quang Nghị trả lời: Tôi nghĩ, có cả hai. Có người không muốn chấp nhận những nguyên tắc cơ bản và phổ quát: Nghĩa vụ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh, thiếu tôn trọng những nguyên tắc cơ bản ấy thì từ đó sẽ xảy ra những vụ việc như Giàn khoan 981. Chúng tôi mong muốn cùng Trung Quốc thương lượng.

Quyền lợi phải đi liền với trách nhiệm

Quyền lợi phải đi liền với trách nhiệm

Trước câu hỏi của bà Elizabeth Economy, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Châu Á, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ rằng, Mỹ có vai trò gì trong xử lý quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, ông Phạm Quang Nghị nói: Tôi khó trả lời thay. Đây là hai cường quốc gia có vai trò lớn, có sức mạnh kinh tế, quân sự, là thành viên thường trực HĐBA. Tôi nghĩ, hai nước cần thể hiện trách nhiệm đầy đủ vai trò nước lớn. Muốn có lợi ích bình đẳng thì trách nhiệm phải tương xứng.

Bà Lulu Wang,Thành viên Hội đồng Quản trị, Hội Châu Á nêu tiếp câu hỏi: Mỹ hiện diện trong khu vực, nhưng Trung Quốc lại không muốn. Ngài có lời khuyên gì cho Mỹ tham gia mà không ảnh hưởng đến an ninh khu vực?

- ( Cười) Tôi nghĩ, người đặt câu hỏi đã hiểu vấn đề này rồi- ông Phạm Quang Nghị đáp. Trong cuộc làm việc giữa Mỹ và Trung Quốc mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: Thái Bình Dương đủ rộng cho 2 nước Mỹ và Trung Quốc. Tôi nghĩ, các ngài hiểu. Nước nào cũng vậy, không nên chỉ đòi hỏi quyền lợi mà cũng nên nhận lấy trách nhiệm để khu vực này và thế giới ổn định và phát triển

Ông Tom Nagorski quay sang ông Phạm Quang Nghị và nói: Thật ấn tượng, không phải chỉ vì ông trả lời rất tốt mà ông còn nhớ chính xác các câu hỏi. Vậy theo ông, có mối liên hệ gì giữa cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Trung vừa diễn ra ở Bắc Kinh với việc rút giàn khoan không?

- Giá như có vị lãnh đạo Trung Quốc ngồi ở đây để trả lời câu hỏi này thì tốt hơn- ông Phạm Quang Nghị nói. Ta thử phán đoán nhé.

Trung Quốc rút giàn khoan trước một tháng so với thời hạn ban đầu là ngày 15-8. Tôi đã đọc nhiều bình luận, nguồn tin dự đoán. Trung Quốc nói: Rút vì đã hoàn thành nhiệm vụ, hiện đang phân tích kết quả để tiếp tục những việc tiếp theo. Ngài hỏi: do đối thoại Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh? Hay do Nghị quyết 142 của Thượng nghị viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và trở lại nguyên trạng như trước ngày 1-5?

Tôi nói dựa theo nhiều nguồn: Trước hết do có sự đấu tranh kiên trì, kiên quyết, hợp lý, có hiệu quả của Việt Nam, bằng những biện pháp hoà bình (khi cần kể cả pháp lý). Ngoài hiện trường, tàu chúng tôi tuy nhỏ, số lượng ít, nhưng chúng tôi kiên trì yêu cầu Trung Quốc rút. Trung Quốc đâm, húc làm tàu Việt Nam chìm, méo, vỡ vẫn không làm chúng tôi chùn bước.

Trong khi đó, dư luận thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, từ Tổng thống, Phó tổng thống, Ngoại trưởng, Quốc hội, các học giả, báo chí đều lên tiếng phản đối. Chúng tôi công khai sự việc với toàn thế giới. Chúng tôi mời báo chí quốc tế ra hiện trường, gần nơi hạ đặt giàn khoan để chứng kiến, cung cấp thông tin với thế giới. Trung Quốc phải suy nghĩ về những việc ấy. Còn Trung Quốc nói khoan như thế là đủ rồi. Cho dù vì nguyên nhân gì, rút trước một tháng, đó là dấu hiệu giảm căng thẳng, giảm nguy cơ xung đột, đối đầu. Chúng tôi đánh giá tích cực điều đó.

Quyền lợi phải đi liền với trách nhiệm


Ông Phạm Quang Nghị làm việc với Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: VOV

Bà Elizabeth Vishnich, Nghiên cứu viên cấp cao, Viện Weatherheard về Nghiên cứu Châu Á, Đại học Columbia lại đặt một câu hỏi về quan hệ Việt – Nga: Việt Nam có dự án dầu khí với Nga trong đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ, những căng thẳng hiện nay có ảnh hưởng tới dự án đó không?

Ông Phạm Quang Nghị nêu rõ: Quan hệ Việt Nam – Nga là quan hệ truyền thống tốt đẹp. Hai nước đã từng ký một hiệp ước hữu nghị, hợp tác rất quan trọng. Mặc dù bối cảnh chính trị đã thay đổi nhưng quan hệ hai nước vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.

Việt Nam xác định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Dự án hợp tác dầu khí này nằm trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù có sức ép, nhưng phía Nga vẫn kiên định và quyết tâm tiếp tục dự án. Những căng thẳng trên biển Đông không ảnh hưởng tới sự hợp tác này.

Cùng nhau giữ lấy hòa bình và tình hữu nghị

Đến lúc này, ông Thomas Valley, Cố vấn cấp cao, Chương trình Đông Nam Á lục địa, Trung tâm Quản trị dân chủ và sáng tạo, Trường Quản lý Kennedy, Đại học Harvard mới lên tiếng: Thưa Ngài, tôi rất vui được gặp Ngài. Tôi đã tặng Ngài cuốn sách "Các quốc gia sụp đổ" - một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Việt Nam.

Cách đây 3 thập kỷ, Việt Nam chỉ đạt GDP tính theo đầu người khoảng 150 USD, nay nếu tính theo sức mua thực tế thì Việt Nam đã đạt 4.000 USD, trong khi Trung Quốc đạt 9.000 USD. Vậy Việt Nam làm gì để cạnh tranh thành công với Trung Quốc mặc dù hiện nay Trung Quốc đã giảm mức độ tăng trưởng. Sách tôi tặng không chỉ viết về cải cách kinh tế mà còn cả cải cách chính trị. Sách tôi đọc hơi khó, nhưng đó là quyển sách thành công. (Ông Thomas Valley)

Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam thiếu lương thực, Liên Xô sụp đổ. Sau đó, Việt Nam đổi mới thành công, thành điểm sáng. WB đánh giá cao tiến bộ của Việt Nam.

Nhưng tôi nghĩ, trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam vẫn phát triển dưới mức tiềm năng. Có phải Ngài đã đọc được cuốn sách tôi tặng hay sao mà Ngài nắm rõ vấn đề và nhớ tốt như vậy.

Cách đây 3 thập kỷ, Việt Nam chỉ đạt GDP tính theo đầu người khoảng 150 USD, nay nếu tính theo sức mua thực tế thì Việt Nam đã đạt 4.000 USD, trong khi Trung Quốc đạt 9.000 USD.

Vậy Việt Nam làm gì để cạnh tranh thành công với Trung Quốc mặc dù hiện nay Trung Quốc đã giảm mức độ tăng trưởng. Sách tôi tặng không chỉ viết về cải cách kinh tế mà còn cả cải cách chính trị. Sách tôi đọc hơi khó, nhưng đó là quyển sách thành công.

Ông Phạm Quang Nghị đáp: Chúng tôi đúc rút được những bài học sâu sắc từ những nhược điểm của cơ chế quan liêu, bao cấp và tiến hành công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng.

Trong quá trình đó, chúng tôi vừa đi lên bằng nỗ lực bản thân, vừa luôn lắng nghe ý kiến, học hỏi kinh nghiệm của thế giới, trong đó, cuốn sách của Ngài có những gợi mở bổ ích. Mong ngài tiếp tục quan tâm theo dõi. Dù có kinh nghiệm đến đâu, nhưng không ai có thể hình dung được những gì sẽ còn tiếp tục xảy ra. Chúng tôi xin lắng nghe Ngài.

Cuộc đối thoại đã diễn ra tới 2 giờ, mỗi lúc một thêm sôi nổi. Ông Tom Nagorski kết luận: Thời gian trôi qua quá nhanh. Các câu trả lời của Ngài đã đáp ứng được mong đợi của chúng tôi.

Tôi nhìn thấy gương mặt hồ hởi, phấn khởi của những người dự hội thảo. Họ hài lòng. Ông Tom Nagorski nắm chặt tay chúng tôi, nói: "Ông ấy trả lời rất rõ ràng những câu hỏi phức tạp. Ông ấy làm chủ những điều ông ấy nói. Cách nói thuyết phục. Thú thực, thật lý thú khi chúng tôi được trực tiếp nghe một vị lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nói chuyện cuốn hút như vậy".

Trước khi bước ra khỏi hội trường, ông Phạm Quang Nghị dừng lại nói chuyện với Giáo sư Zha Daojiong, Đại học Bắc Kinh- người Trung Quốc duy nhất có mặt trong cuộc hội thảo này. Vị giáo sư này không ngần ngại nhận xét: Ông trả lời rõ ràng các câu hỏi. Ông nói ngắn và hay. Tôi đã từng là chuyên gia trong lĩnh vực bán điện cho Việt Nam.

Vừa rồi nhiều tờ báo nói về sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc, rằng Trung Quốc sẽ gây khó cho Việt Nam. Tôi nghĩ, tình hình không xấu như vậy đâu. Anh em trong nhà còn có lúc mâu thuẫn, cãi vã nhau…

Thân mật bắt tay vị giáo sư Trung Quốc, ông Phạm Quang Nghị nói: "Mong ông và giới trí thức Trung Quốc có thêm tiếng nói để nhân dân Trung Quốc hiểu đúng tình hình. Việt Nam luôn muốn cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam không mong muốn gì hơn là hai nước láng giềng chúng ta cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, tình hữu nghị, cùng nhau xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững".

Giáo sư Zha Daojiong gật đầu tỏ ý tán thành.

New York tháng 7-2014

Theo Hồ Quang Lợi
Tuần Việt Nam