U19 Việt Nam còn cần gì để hướng đến VCK châu Á?
(Dân trí) - Nếu nói VCK giải U19 châu Á là mục tiêu tối thượng của U19 Việt Nam trong suốt quá trình hơn 1 năm qua, thì đây là lúc mà chúng ta phải làm tất cả những gì có thể làm được để hướng đến mục tiêu ấy.
Bài toán thể lực
Thua sát nút người Nhật 2 lần ở giải U19 Đông Nam Á – cúp Nutifood chưa chắc đồng nghĩa với việc trình độ của bóng đá trẻ của ta đã gần bắt kịp người Nhật. Đấy thực ra là thành công trong một – hai trận đấu cụ thể, dựa vào lối chơi phù hợp và những toan tính phù hợp.
Đấy cũng là điều cần phát huy ở VCK giải châu Á vào đầu tháng 10 tới đây. Ở giải đấu ấy, chúng ta sẽ đá 3 trận đấu riêng lẻ ở vòng bảng, và mỗi trận chắc chắn sẽ là những con tính khác nhau, tùy vào từng đối thủ khác nhau.
Nhưng gì thì gì, U19 Việt Nam trước tiên phải cải thiện khâu thể lực. Có một thực tế đáng lo là đội bóng của HLV Graechen Guillaume thường đuối vào mỗi cuối trận. Riêng trận đấu với Australia – đội bóng tạm gọi là khỏe nhất ở giải U19 Đông Nam Á, 2/3 lần thay người của U19 Việt Nam ở vào tình huống thay người bị thương, tức là phải thay người bất đắc dĩ, chứ không phải thay vì chiến thuật.
Đấy là chưa tính đến trường hợp của Văn Sơn cuối trận gần như đi cà nhắc trên sân, vì U19 Việt Nam lúc đó đã hết quyền thay người.
Australia không hề đá xấu, cũng không thể nói họ đá rát, nhưng cầu thủ của ta vẫn gặp chấn thương trong tranh chấp tay đôi chứng tỏ khâu thể lực của U19 Việt Nam chưa tốt.
HLV Graechen Guillaume có thể không mạnh về mặt này, vì đấy không phải là sở trường của ông. Đấy cũng là lúc mà các bộ phận chuyên môn khác của đội tuyển U19, của VFF nên vào cuộc để giúp vị HLV người Pháp trong riêng vấn đề này.
Thêm các bài tập nhằm nâng cao thể lực như HLV Miura đã làm với đội tuyển Olympic cũng được, hoặc cải thiện dinh dưỡng đến mức tối đa từ nay đến khi VCK châu Á khai diễn cũng được, miễn là trước mắt hạn chế được điểm yếu ấy. Thấy nhược điểm mà không khắc phục thì e rằng là dại.
Tìm sự cân bằng trong lối chơi
U19 Việt Nam tấn công hay rồi, cái này thì không cần phải bàn cãi. Nhưng vẫn còn một chuyện khác cũng khó bàn cãi đó là chúng ta thủ không hay.
Đâu phải trận nào đoàn quân trong tay HLV Graechen Guillaume cũng đảm bảo được rằng họ sẽ tấn công hay hơn và ghi được nhiều bàn thắng hơn đối phương, nhất là trong trường hợp chúng ta toàn gặp đối thủ mạnh ở VCK giải châu Á. Thành ra, cải thiện chất lượng khâu phòng ngự đang là điều cấp thiết.
Ngay đến Argentina vốn nổi tiếng với hàng tấn công cực mạnh, lại sở hữu cầu thủ hay nhất thế giới trên hàng công là Messi mà còn không dám mạo hiểm với hàng thủ tại VCK World Cup vừa rồi, huống hồ là U19 Việt Nam.
Đá các giải tầm khu vực khác và đá giải tầm châu lục khác, đá các giải đấu chuẩn bị chắc chắn cũng rất khác so với đá VCK châu Á. Thậm chí, U19 Việt Nam còn cần phải tính đến phương án an toàn ở hàng thủ đầu tiên, rồi mới nghĩ đến chuyện chọc thủng lưới đối phương, như Argentina từng làm ở World Cup. Vì lấy gì đảm bảo rằng nếu không bảo vệ hàng thủ, nếu bị ghi bàn trước, U19 Việt Nam có đủ sức gỡ hòa trước Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc hay không?
Mà cải thiện chất lượng khâu phòng ngự cũng là cải thiện sự mãnh mẽ trong lối chơi, trong các pha tranh chấp. Không khó để đoán Hàn Quốc sẽ đá đầy sức mạnh, vì truyền thống của họ là thế rồi.
Không tranh chấp tay đôi lại cầu thủ Hàn Quốc thì đừng mong tạo bất ngờ, cũng đừng mong sẽ ghi bàn vào lưới họ.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, U19 Việt Nam đã tiến bộ liên tục trong vòng mấy tháng gần đây. Sau mỗi lần ngã đau, đội đã biết cách đứng dậy. Lần gần nhất, đá trận chung kết với U19 Nhật Bản trên sân Mỹ Đình, cảm giác rằng U19 Việt Nam đã biết tinh toán chiến thuật, thay vì chỉ phô diễn kỹ thuật như trước.
Giờ, chúng ta cần gia cố thêm những chỗ mà ta đang yếu. Khi đó, đội sẽ còn nguy hiểm hơn, khả năng tạo bất ngờ của sân chơi châu lục có thể cũng sẽ cao hơn!
Thua sát nút người Nhật 2 lần ở giải U19 Đông Nam Á – cúp Nutifood chưa chắc đồng nghĩa với việc trình độ của bóng đá trẻ của ta đã gần bắt kịp người Nhật. Đấy thực ra là thành công trong một – hai trận đấu cụ thể, dựa vào lối chơi phù hợp và những toan tính phù hợp.
Đấy cũng là điều cần phát huy ở VCK giải châu Á vào đầu tháng 10 tới đây. Ở giải đấu ấy, chúng ta sẽ đá 3 trận đấu riêng lẻ ở vòng bảng, và mỗi trận chắc chắn sẽ là những con tính khác nhau, tùy vào từng đối thủ khác nhau.
Nhưng gì thì gì, U19 Việt Nam trước tiên phải cải thiện khâu thể lực. Có một thực tế đáng lo là đội bóng của HLV Graechen Guillaume thường đuối vào mỗi cuối trận. Riêng trận đấu với Australia – đội bóng tạm gọi là khỏe nhất ở giải U19 Đông Nam Á, 2/3 lần thay người của U19 Việt Nam ở vào tình huống thay người bị thương, tức là phải thay người bất đắc dĩ, chứ không phải thay vì chiến thuật.
Đấy là chưa tính đến trường hợp của Văn Sơn cuối trận gần như đi cà nhắc trên sân, vì U19 Việt Nam lúc đó đã hết quyền thay người.
U19 Việt Nam cần cải thiện khâu thể lực (ảnh: Vũ Dương)
Australia không hề đá xấu, cũng không thể nói họ đá rát, nhưng cầu thủ của ta vẫn gặp chấn thương trong tranh chấp tay đôi chứng tỏ khâu thể lực của U19 Việt Nam chưa tốt.
HLV Graechen Guillaume có thể không mạnh về mặt này, vì đấy không phải là sở trường của ông. Đấy cũng là lúc mà các bộ phận chuyên môn khác của đội tuyển U19, của VFF nên vào cuộc để giúp vị HLV người Pháp trong riêng vấn đề này.
Thêm các bài tập nhằm nâng cao thể lực như HLV Miura đã làm với đội tuyển Olympic cũng được, hoặc cải thiện dinh dưỡng đến mức tối đa từ nay đến khi VCK châu Á khai diễn cũng được, miễn là trước mắt hạn chế được điểm yếu ấy. Thấy nhược điểm mà không khắc phục thì e rằng là dại.
Tìm sự cân bằng trong lối chơi
U19 Việt Nam tấn công hay rồi, cái này thì không cần phải bàn cãi. Nhưng vẫn còn một chuyện khác cũng khó bàn cãi đó là chúng ta thủ không hay.
Đâu phải trận nào đoàn quân trong tay HLV Graechen Guillaume cũng đảm bảo được rằng họ sẽ tấn công hay hơn và ghi được nhiều bàn thắng hơn đối phương, nhất là trong trường hợp chúng ta toàn gặp đối thủ mạnh ở VCK giải châu Á. Thành ra, cải thiện chất lượng khâu phòng ngự đang là điều cấp thiết.
Ngay đến Argentina vốn nổi tiếng với hàng tấn công cực mạnh, lại sở hữu cầu thủ hay nhất thế giới trên hàng công là Messi mà còn không dám mạo hiểm với hàng thủ tại VCK World Cup vừa rồi, huống hồ là U19 Việt Nam.
Đá các giải tầm khu vực khác và đá giải tầm châu lục khác, đá các giải đấu chuẩn bị chắc chắn cũng rất khác so với đá VCK châu Á. Thậm chí, U19 Việt Nam còn cần phải tính đến phương án an toàn ở hàng thủ đầu tiên, rồi mới nghĩ đến chuyện chọc thủng lưới đối phương, như Argentina từng làm ở World Cup. Vì lấy gì đảm bảo rằng nếu không bảo vệ hàng thủ, nếu bị ghi bàn trước, U19 Việt Nam có đủ sức gỡ hòa trước Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc hay không?
Mà cải thiện chất lượng khâu phòng ngự cũng là cải thiện sự mãnh mẽ trong lối chơi, trong các pha tranh chấp. Không khó để đoán Hàn Quốc sẽ đá đầy sức mạnh, vì truyền thống của họ là thế rồi.
Không tranh chấp tay đôi lại cầu thủ Hàn Quốc thì đừng mong tạo bất ngờ, cũng đừng mong sẽ ghi bàn vào lưới họ.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, U19 Việt Nam đã tiến bộ liên tục trong vòng mấy tháng gần đây. Sau mỗi lần ngã đau, đội đã biết cách đứng dậy. Lần gần nhất, đá trận chung kết với U19 Nhật Bản trên sân Mỹ Đình, cảm giác rằng U19 Việt Nam đã biết tinh toán chiến thuật, thay vì chỉ phô diễn kỹ thuật như trước.
Giờ, chúng ta cần gia cố thêm những chỗ mà ta đang yếu. Khi đó, đội sẽ còn nguy hiểm hơn, khả năng tạo bất ngờ của sân chơi châu lục có thể cũng sẽ cao hơn!
Kim Điền