U19 Việt Nam cần được sử dụng ở mức nào?
(Dân trí) - Ủng hộ việc các cầu thủ U19 có thêm nhiều cơ hội cọ xát ở các giải quốc tế lớn. Dù vậy, vấn đề không chỉ với riêng U19 Việt Nam mà cho cả nền bóng đá nằm ở chỗ xài cầu thủ trẻ ở mức nào?
Không phải chưa có tiền lệ
Chuyện cầu thủ ở lứa tuổi đôi mươi khoác áo đội tuyển quốc gia, tham dự các kỳ SEA Games và các giải đấu lớn hơn không phải là chuyện hiếm ngay ở bóng đá Việt Nam. Hồng Sơn, Huỳnh Đức trước đây đã như thế, Minh Chiến từng ghi bàn thắng vàng cho ĐTVN ở SEA Games 1995 khi mới ngoài 20 tuổi.
Sau này, Văn Quyến, Công Vinh, Phan Thanh Bình đều cũng đã đá các kỳ SEA Games, đồng thời góp mặt trong ĐTQG khi còn rất trẻ. Vấn đề chính đối với các cầu thủ trẻ là dùng họ ở mức nào? Đặt họ bên cạnh các đàn anh ra sao?
Như Văn Quyến hồi AFF Cup 2002 lúc đó mới hơn 18 tuổi. Nhưng hồi đấy Quyến có may mắn là đá chung với các tiền đạo đàn anh nổi tiếng như Lê Huỳnh Đức hay Đặng Phương Nam.
Việc đá cạnh Lê Huỳnh Đức, được Huỳnh Đức dìu dắt chắc chắn đã giúp cho Văn Quyến thời ấy tránh được rất nhiều sức ép, bởi nhiệm vụ dẫn dắt hàng công đã có Huỳnh Đức lo, việc của Quyến lúc bấy giờ chỉ là tô điểm thêm cho lối chơi của đội. Nhờ thế mà Quyến lúc đó không bị “ngợp”, tạo tiền đề cho cầu thủ này trưởng thành về sau.
Cũng năm 2002, ĐTVN dự AFF Cup với nhiều gương mặt trẻ khác như Tài Em (năm đó 20 tuổi), Minh Phương (22). Nhưng Minh Phương và Tài Em không gồng gánh trách nhiệm ở tuyến giữa, nhiệm vụ ấy còn được chia sẻ bởi những cầu thủ lớn tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn là Trường Giang, Xuân Thanh và cả Nguyễn Văn Sỹ.
Dông dài như thế để thấy rằng việc đưa cầu thủ 19, đôi mươi lên khoác áo đội tuyển quốc gia, dự các giải đấu lớn là cần thiết. Nhưng dùng ở mức nào, sử dụng bao nhiêu phần trăm cầu thủ trẻ, kết hợp với bao nhiêu phần trăm cầu thủ dày dặn là vấn đề phải được tính toán rất kỹ?
Phải tính kỹ vì không ở đâu trên khắp thể giới người ta xài nguyên cả 1 đội U19 để đá với đội Olympic (nếu dự SEA Games), hay đá với các ĐTQG (nếu đá vòng loại World Cup). Sử dụng không khéo có khi lại cho tác dụng ngược: Các cầu thủ trẻ không chịu nổi sức ép rồi thui chột luôn.
Tôn trọng quyền của HLV trưởng
Ngay đến Messi tài hoa hàng đầu thế giới mà vẫn chưa phải là trụ cột ở đội tuyển Argentina khi năm anh 19, đôi mươi thì chuyện dư luận nghi ngờ về lứa U19 Việt Nam hiện nay có thành công nếu được đôn toàn bộ đội hình để đến SEA Games hay vòng loại World Cup cũng là điều dễ hiểu.
Nếu không được đá cạnh Ronaldinho ở Barcelona hay Riquelme trong đội tuyển Argentina trong những ngày đầu Messi mới chập chững gia nhập đội 1 Barcelona, hay đội tuyển Argentina, có khi Messi không bao giờ trở thành Messi của ngày hôm nay.
Chính những cầu thủ lớn ấy vừa giúp cho thiên tài người Argentina tránh được sức ép từ nhiều phía, vừa tạo ra đất diễn cho chính Messi, thu hút bớt sự tập trung của đối phương nhằm vào cầu thủ này.
Và cuối cùng, chọn ai và không chọn ai khoác áo các đội tuyển cấp quốc gia là chuyện mà HLV trưởng là người rõ nhất. HLV rõ nhất vì ông là người giỏi chuyên môn nhất, rành các giải đấu đỉnh cao nhất, hiểu tâm lý và tốc độ phát triển của các cầu thủ nhất, vì đơn giản HLV là dân được đào tạo chuyên sâu cho lĩnh vực này.
Thành ra, từ đây đến SEA Games 28 hay vòng loại World Cup 2018, bóng đá Việt Nam sử dụng đội hình nào có lẽ chúng ta nên chờ HLV Miura cho lời giải.
Chắc chắn phần đông người hâm mộ ủng hộ phương án đôn cầu thủ U19 Việt Nam hiện tại lên khoác áo các đội tuyển lớn hơn, dự các giải đấu lớn hơn. Đấy chắc chắn cũng là điều cần thiết. Còn dùng bao nhiêu và dùng vào lúc nào để họ phát huy hết sức mạnh, để họ không bị “ngợp” rồi thui chột là chuyện mà các HLV rành nhất.
Dĩ nhiên ai cũng phải có chính kiến, có quan điểm của riêng mình, nhưng không nên bỏ qua nguyên tắc phân công công việc của xã hội, rằng người giỏi làm công tác định hướng chưa chắc là người giỏi làm chuyên môn và ngược lại! Ví dụ như anh kiến trúc sư có thể thiết kế nguyên cả tòa biệt thự đẹp, nhưng anh ấy chắc chắn không thể tô cái tường mịn và phẳng như anh thợ hồ được!
Còn nếu thuê HLV mà việc gì cũng quyết định thay HLV, thì thuê để làm gì?
Chuyện cầu thủ ở lứa tuổi đôi mươi khoác áo đội tuyển quốc gia, tham dự các kỳ SEA Games và các giải đấu lớn hơn không phải là chuyện hiếm ngay ở bóng đá Việt Nam. Hồng Sơn, Huỳnh Đức trước đây đã như thế, Minh Chiến từng ghi bàn thắng vàng cho ĐTVN ở SEA Games 1995 khi mới ngoài 20 tuổi.
Sau này, Văn Quyến, Công Vinh, Phan Thanh Bình đều cũng đã đá các kỳ SEA Games, đồng thời góp mặt trong ĐTQG khi còn rất trẻ. Vấn đề chính đối với các cầu thủ trẻ là dùng họ ở mức nào? Đặt họ bên cạnh các đàn anh ra sao?
Như Văn Quyến hồi AFF Cup 2002 lúc đó mới hơn 18 tuổi. Nhưng hồi đấy Quyến có may mắn là đá chung với các tiền đạo đàn anh nổi tiếng như Lê Huỳnh Đức hay Đặng Phương Nam.
Việc đá cạnh Lê Huỳnh Đức, được Huỳnh Đức dìu dắt chắc chắn đã giúp cho Văn Quyến thời ấy tránh được rất nhiều sức ép, bởi nhiệm vụ dẫn dắt hàng công đã có Huỳnh Đức lo, việc của Quyến lúc bấy giờ chỉ là tô điểm thêm cho lối chơi của đội. Nhờ thế mà Quyến lúc đó không bị “ngợp”, tạo tiền đề cho cầu thủ này trưởng thành về sau.
U19 Việt Nam đang bay bổng, nhưng nếu đôn nguyên đội này lên dự SEA Games 28 hay vòng loại World Cup 2018 liệu có quá sớm?
Cũng năm 2002, ĐTVN dự AFF Cup với nhiều gương mặt trẻ khác như Tài Em (năm đó 20 tuổi), Minh Phương (22). Nhưng Minh Phương và Tài Em không gồng gánh trách nhiệm ở tuyến giữa, nhiệm vụ ấy còn được chia sẻ bởi những cầu thủ lớn tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn là Trường Giang, Xuân Thanh và cả Nguyễn Văn Sỹ.
Dông dài như thế để thấy rằng việc đưa cầu thủ 19, đôi mươi lên khoác áo đội tuyển quốc gia, dự các giải đấu lớn là cần thiết. Nhưng dùng ở mức nào, sử dụng bao nhiêu phần trăm cầu thủ trẻ, kết hợp với bao nhiêu phần trăm cầu thủ dày dặn là vấn đề phải được tính toán rất kỹ?
Phải tính kỹ vì không ở đâu trên khắp thể giới người ta xài nguyên cả 1 đội U19 để đá với đội Olympic (nếu dự SEA Games), hay đá với các ĐTQG (nếu đá vòng loại World Cup). Sử dụng không khéo có khi lại cho tác dụng ngược: Các cầu thủ trẻ không chịu nổi sức ép rồi thui chột luôn.
Tôn trọng quyền của HLV trưởng
Ngay đến Messi tài hoa hàng đầu thế giới mà vẫn chưa phải là trụ cột ở đội tuyển Argentina khi năm anh 19, đôi mươi thì chuyện dư luận nghi ngờ về lứa U19 Việt Nam hiện nay có thành công nếu được đôn toàn bộ đội hình để đến SEA Games hay vòng loại World Cup cũng là điều dễ hiểu.
Nếu không được đá cạnh Ronaldinho ở Barcelona hay Riquelme trong đội tuyển Argentina trong những ngày đầu Messi mới chập chững gia nhập đội 1 Barcelona, hay đội tuyển Argentina, có khi Messi không bao giờ trở thành Messi của ngày hôm nay.
Chính những cầu thủ lớn ấy vừa giúp cho thiên tài người Argentina tránh được sức ép từ nhiều phía, vừa tạo ra đất diễn cho chính Messi, thu hút bớt sự tập trung của đối phương nhằm vào cầu thủ này.
Và cuối cùng, chọn ai và không chọn ai khoác áo các đội tuyển cấp quốc gia là chuyện mà HLV trưởng là người rõ nhất. HLV rõ nhất vì ông là người giỏi chuyên môn nhất, rành các giải đấu đỉnh cao nhất, hiểu tâm lý và tốc độ phát triển của các cầu thủ nhất, vì đơn giản HLV là dân được đào tạo chuyên sâu cho lĩnh vực này.
Thành ra, từ đây đến SEA Games 28 hay vòng loại World Cup 2018, bóng đá Việt Nam sử dụng đội hình nào có lẽ chúng ta nên chờ HLV Miura cho lời giải.
Chắc chắn phần đông người hâm mộ ủng hộ phương án đôn cầu thủ U19 Việt Nam hiện tại lên khoác áo các đội tuyển lớn hơn, dự các giải đấu lớn hơn. Đấy chắc chắn cũng là điều cần thiết. Còn dùng bao nhiêu và dùng vào lúc nào để họ phát huy hết sức mạnh, để họ không bị “ngợp” rồi thui chột là chuyện mà các HLV rành nhất.
Dĩ nhiên ai cũng phải có chính kiến, có quan điểm của riêng mình, nhưng không nên bỏ qua nguyên tắc phân công công việc của xã hội, rằng người giỏi làm công tác định hướng chưa chắc là người giỏi làm chuyên môn và ngược lại! Ví dụ như anh kiến trúc sư có thể thiết kế nguyên cả tòa biệt thự đẹp, nhưng anh ấy chắc chắn không thể tô cái tường mịn và phẳng như anh thợ hồ được!
Còn nếu thuê HLV mà việc gì cũng quyết định thay HLV, thì thuê để làm gì?
Kim Điền