Tiền chỉ là điều kiện cần khi đầu tư cho bóng đá nữ và U19 Việt Nam
(Dân trí) - VFF sẵn sàng trả giá cao nếu tìm được HLV ngoại tốt, sẵn sàng đầu tư mạnh cho đội tuyển nữ và đội U19, với mục đích là lấy vé dự 2 VCK cấp độ thế giới vào năm 2015. Có tiền là điều quá tốt, nhưng dĩ nhiên, tiền chỉ là điều kiện cần.
Một loạt động thái mới đây của VFF cho thấy tổ chức này đang có sự thay đổi cơ bản trong cách chỉ tiêu. Họ sẵn sàng đầu tư lớn cho đội tuyển bóng đá nữ, với mục tiêu lọt vào VCK World Cup 2015 ở Canada.
Sẵn sàng chi bạo cho đội tuyển U19 Việt Nam, cốt là để đội đá tốt ở VCK giải châu Á, rồi giành quyền vào VCK World Cup U20 thế giới cũng vào năm 2015 ở New Zealand.
VFF không tiếc tiền để thuê HLV ngoại, nếu tìm được ứng cử viên ưng ý cho đội tuyển quốc gia nam. Thậm chí, VFF còn sẵn sàng chi tiền gấp 3 lần nếu một trọng tài nào đó nêu một con số cụ thể về chuyện vị trọng tài đó được bên thứ 3 đặt vấn đề tiêu cực.
Hàng loạt động thái cho thấy từ nay VFF sẽ không thiếu tiền, sẽ sẵn sàng chi mạnh tay để cốt có một nền bóng đá tốt hơn.
Dĩ nhiên, thay đổi cơ bản của VFF mấy ngày qua so với khoảng thời gian trước đó là ở chỗ họ đang có một vị quyền chủ tịch vốn là người đang đứng đầu một ngân hàng nổi tiếng. Và vốn quen với khả năng huy động tài chính nên ông đang chứng minh rằng nếu có ông, bóng đá Việt Nam, hay cụ thể hơn là cơ quan điều hành bóng đá Việt Nam có thể huy động được tiền.
Và dĩ nhiên, có nhiều tiền bao giờ cũng là điều tốt, trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nhưng với riêng bóng đá Việt Nam, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đi thụt lùi trong liên tiếp 5 – 7 năm qua có phải chỉ vì không có tiền?
Nói một cách công bằng, so với nhiều nền bóng đá trong khu vực, bóng đá Việt Nam đáng được xếp vào hàng… giàu (dù đây thực sự là nghịch lý lớn so với mặt bằng của xã hội).
Dám cá không có một nền bóng đá nào ở Đông Nam Á có những khoản tiền “lót tay” kếch sù như những khoản tiền lót tay mà giới bóng đá Việt Nam từng dành cho nhau.
Trong thời điểm cầu thủ sốt giá 2 – 3 năm trở về trước, hàng tuyển thủ quốc gia cỡ Công Vinh (lúc cao giá nhất khoảng 14 tỷ đồng), Phước Tứ (12 tỷ), Tấn Trường, Quang Hải (9 tỷ), Tài Em (7 tỷ)… Thậm chí, một cầu thủ không thuộc dạng nổi tiếng như Chí Công cũng được lót tay 9 tỷ đồng/3 năm thì đúng là bóng đá Việt Nam giàu thật.
14 tỷ đồng để có Công Vinh hay 12 tỷ đồng để có Phước Tứ, tương đương với 600.000 – 700.000 USD. Đây là số tiền có thể mua một cầu thủ loại khá đang đá ở đang đá ở Ligue 2 (Pháp), hay Bundesliga 2 (Đức), và chắc chắn trình độ của các giải này hơn rất xa V-League, cầu thủ đá ở các giải trên cũng hơn rất xa Công Vinh hay Phước Tứ.
Nói thế để thấy rằng bóng đá Việt Nam từng có lúc giàu đến mức sẵn sàng trả giá cầu thủ cao hơn nhiều so với giá trị thực. Nhưng giàu và mạnh là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Bóng đá Việt Nam giàu nhưng không mạnh cũng vì thói quen chi tiền không đúng chỗ như thế. Bản thân VFF trước giờ cũng chưa từng thiếu tiền, bằng chứng là VFF từng được rót đến hàng trăm tỷ đồng để xây dựng trung tâm đào tạo bóng đá trẻ.
VFF cũng từng không thiếu tiền để thưởng hoặc hứa thưởng nhiều tỷ cho các đội tuyển quốc gia ở các giải quốc tế. Và cũng trong nhiều năm qua, các đội tuyển cấp quốc gia không thiếu những chuyến tấp huấn nước ngoài trên khắp thế giới, không thiếu cả 2 từ “lãng phí” mà người hâm mộ và giới truyền thông đã phải thốt lên ở nhiều chuyến tập huấn như thế.
Thành ra, bây giờ, VFF có giàu hơn, có thể kiếm được nhiều tiền hơn những gì họ từng có và họ từng kiếm ra cũng chưa chắc giúp cho các đội tuyển mạnh lên, chưa chắc giúp cho nền bóng đá mạnh lên, nếu như những khoản chi ấy là thiếu hiệu quả.
Không phải ai có tiền cũng biết xài tiền. Muốn xài tiền có hiệu quả trước tiên phải có kế hoạch tốt. Mà muốn có kế hoạch tốt thì phải có con người tốt, trong khi yếu tố con người lại là yếu tốt kém nhất của VFF trong nhiều năm qua.
Sẵn sàng chi bạo cho đội tuyển U19 Việt Nam, cốt là để đội đá tốt ở VCK giải châu Á, rồi giành quyền vào VCK World Cup U20 thế giới cũng vào năm 2015 ở New Zealand.
VFF không tiếc tiền để thuê HLV ngoại, nếu tìm được ứng cử viên ưng ý cho đội tuyển quốc gia nam. Thậm chí, VFF còn sẵn sàng chi tiền gấp 3 lần nếu một trọng tài nào đó nêu một con số cụ thể về chuyện vị trọng tài đó được bên thứ 3 đặt vấn đề tiêu cực.
Hàng loạt động thái cho thấy từ nay VFF sẽ không thiếu tiền, sẽ sẵn sàng chi mạnh tay để cốt có một nền bóng đá tốt hơn.
Bóng đá Việt Nam sa sút nhiều năm qua chắc chắn không phải vì thiếu tiền
Dĩ nhiên, thay đổi cơ bản của VFF mấy ngày qua so với khoảng thời gian trước đó là ở chỗ họ đang có một vị quyền chủ tịch vốn là người đang đứng đầu một ngân hàng nổi tiếng. Và vốn quen với khả năng huy động tài chính nên ông đang chứng minh rằng nếu có ông, bóng đá Việt Nam, hay cụ thể hơn là cơ quan điều hành bóng đá Việt Nam có thể huy động được tiền.
Và dĩ nhiên, có nhiều tiền bao giờ cũng là điều tốt, trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nhưng với riêng bóng đá Việt Nam, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đi thụt lùi trong liên tiếp 5 – 7 năm qua có phải chỉ vì không có tiền?
Nói một cách công bằng, so với nhiều nền bóng đá trong khu vực, bóng đá Việt Nam đáng được xếp vào hàng… giàu (dù đây thực sự là nghịch lý lớn so với mặt bằng của xã hội).
Dám cá không có một nền bóng đá nào ở Đông Nam Á có những khoản tiền “lót tay” kếch sù như những khoản tiền lót tay mà giới bóng đá Việt Nam từng dành cho nhau.
Trong thời điểm cầu thủ sốt giá 2 – 3 năm trở về trước, hàng tuyển thủ quốc gia cỡ Công Vinh (lúc cao giá nhất khoảng 14 tỷ đồng), Phước Tứ (12 tỷ), Tấn Trường, Quang Hải (9 tỷ), Tài Em (7 tỷ)… Thậm chí, một cầu thủ không thuộc dạng nổi tiếng như Chí Công cũng được lót tay 9 tỷ đồng/3 năm thì đúng là bóng đá Việt Nam giàu thật.
14 tỷ đồng để có Công Vinh hay 12 tỷ đồng để có Phước Tứ, tương đương với 600.000 – 700.000 USD. Đây là số tiền có thể mua một cầu thủ loại khá đang đá ở đang đá ở Ligue 2 (Pháp), hay Bundesliga 2 (Đức), và chắc chắn trình độ của các giải này hơn rất xa V-League, cầu thủ đá ở các giải trên cũng hơn rất xa Công Vinh hay Phước Tứ.
Nói thế để thấy rằng bóng đá Việt Nam từng có lúc giàu đến mức sẵn sàng trả giá cầu thủ cao hơn nhiều so với giá trị thực. Nhưng giàu và mạnh là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Bóng đá Việt Nam giàu nhưng không mạnh cũng vì thói quen chi tiền không đúng chỗ như thế. Bản thân VFF trước giờ cũng chưa từng thiếu tiền, bằng chứng là VFF từng được rót đến hàng trăm tỷ đồng để xây dựng trung tâm đào tạo bóng đá trẻ.
VFF cũng từng không thiếu tiền để thưởng hoặc hứa thưởng nhiều tỷ cho các đội tuyển quốc gia ở các giải quốc tế. Và cũng trong nhiều năm qua, các đội tuyển cấp quốc gia không thiếu những chuyến tấp huấn nước ngoài trên khắp thế giới, không thiếu cả 2 từ “lãng phí” mà người hâm mộ và giới truyền thông đã phải thốt lên ở nhiều chuyến tập huấn như thế.
Thành ra, bây giờ, VFF có giàu hơn, có thể kiếm được nhiều tiền hơn những gì họ từng có và họ từng kiếm ra cũng chưa chắc giúp cho các đội tuyển mạnh lên, chưa chắc giúp cho nền bóng đá mạnh lên, nếu như những khoản chi ấy là thiếu hiệu quả.
Không phải ai có tiền cũng biết xài tiền. Muốn xài tiền có hiệu quả trước tiên phải có kế hoạch tốt. Mà muốn có kế hoạch tốt thì phải có con người tốt, trong khi yếu tố con người lại là yếu tốt kém nhất của VFF trong nhiều năm qua.
Kim Điền