1. Dòng sự kiện:
  2. Pickleball

Trước đại chiến Man Utd - Man City

HLV Solskjaer sai, Man Utd sai hay cả hai cùng sai?

H.Long

(Dân trí) - Trận thua trước Leizpig đã kéo tụt tất cả cảm xúc thăng hoa của Man Utd. Đó có thể đơn thuần là một tai nạn của Man Utd hay là kết cục mà họ xứng đáng phải nhận.

Solskjaer học Mourinho nhưng bất thành

Để ý thấy, trong những trận đấu quyết định ở mùa giải này, HLV Solskjaer luôn tung ra "công thức" bất di bất dịch, đó là sử dụng hai tiền vệ "máy quét" ở khu vực giữa sân. Trong khi đó, Bruno Fernandes thi đấu ở phía trên, đảm nhận vai trò tổ chức phản công và điều phối bóng.

HLV Solskjaer sai, Man Utd sai hay cả hai cùng sai? - 1

Solskjaer không sai khi bố trí hệ thống phòng ngự cô đặc, nhiều tầng lớp. Trong đó, ngay cả nhạc trưởng Bruno Fernandes cũng đóng vai trò phòng ngự từ xa

Thậm chí, khi chỉ cần 1 điểm trước Leipzig, chiến lược gia người Na Uy còn bố trí đội hình "cô đặc" hơn khi sử dụng tới 5 cầu thủ phòng ngự. Cộng thêm hai "máy quét" McTonimay và Matic, Man Utd luôn đảm bảo rằng có ít nhất 7 cầu thủ ở khâu phòng ngự.

Không những vậy, HLV Solskjaer còn "học hỏi" Mourinho khi sử dụng khối phòng ngự chơi thấp, với cự ly hẹp. Nói vậy để thấy, không thể chê trách Solsa về ý đồ, bởi nó quá rõ ràng. Ông muốn bóp nghẹt đối thủ trong khối cô đặc và nhiều lớp ấy. Mục đích của HLV Solskjaer đương nhiên là hướng tới trận hòa.

Chỉ có vấn đề khác, về tính kỷ luật, Man Utd của Solskjaer không thể bằng Tottenham (hay những đội bóng trước) của Mourinho. Hay nói đúng hơn, khối cô đặc của Man Utd quá lộn xộn để phát huy đầy đủ sức mạnh của mình. Leizpig chỉ cần đúng 2 phút để biến hệ thống phòng ngự của Man Utd trở thành "đống phế phẩm".

HLV Solskjaer sai, Man Utd sai hay cả hai cùng sai? - 2
HLV Solskjaer sai, Man Utd sai hay cả hai cùng sai? - 3

Khối phòng ngự (với cự ly hẹp) của Mna Utd di chuyển khá lộn xộn, thiếu nhịp nhàng. Đáng ra, khi Wan Bissaka di chuyển theo khối phòng ngư, anh cần có sự bọc lót ở bên cánh phải

Hãy thử phân tích bàn thua đầu tiên của Man Utd. Leizpig đã khôn ngoan khi dồn khối phòng ngự của Quỷ đỏ sang cánh phải và rồi bất ngờ chuyển hướng tấn công sang cánh trái. Nhiều quan điểm chỉ trích Wan Bissaka đã bỏ quên Angelino trong tình huống phòng ngự. Nhưng đứng trên quan điểm chiến thuật, hậu vệ phải của Man Utd không hẳn là sai lầm 100%. Bởi lẽ, anh cần di chuyển theo Lindelof để giữ cự ly phòng ngự.

Vậy giải thích sao cho đúng về tình huống đó? Chính là việc khối phòng ngự của Man Utd đã di chuyển quá thừa sang bên cánh trái, khi có tới hai ban cầu thủ chủ động dồn sang vị trí này (dẫn tới việc khối phòng ngự phải di chuyển theo). Hoặc ít nhất, phải có một người sửa sai, thông thường là một trong hai tiền vệ phòng ngự hoặc tiền đạo cánh. Nhưng hệ thống của Man Utd chưa đủ nhịp nhàng tới vậy.

HLV Solskjaer sai, Man Utd sai hay cả hai cùng sai? - 4

Một mình chứng khác cho thấy khối phòng ngự của Man Utd di chuyển khá "bừa". Điều đó cho thấy các cầu thủ Man Utd mắc rất nhiều sai lầm về lỗi vị trí

Không chỉ có tình huống này, ít nhất hơn 1 lần, khối phòng ngự của Man Utd di chuyển lỗi tới vậy, khi bỏ quên cầu thủ Leizpig. Ở đó, người ta thấy rõ ràng McTominay hay Matic cũng phải chịu trách nhiệm vì "đứng sai chỗ".

Lật ngược lại quá khứ, một trận đấu điển hình cho thấy hệ thống của Man Utd mắc sai lầm như vậy, đó là cuộc chiến với Brighton. Solly March đã có 5,6 tình huống thoải mái băng xuống ở bên trái (sau khi đội hình Man Utd bị dồn hết sang phải). Đáng tiếc, đẳng cấp của Solly March chưa đạt tới mức Angelino để trừng phạt tối đa sai lầm của Man Utd.

HLV Solskjaer sai, Man Utd sai hay cả hai cùng sai? - 5

Leizpig đã chọn cách đẩy bóng nhiều hai cánh để thoát khỏi khối phòng ngự của Man Utd nhưng HLV Solskjaer lại không có điều chỉnh thích hợp. Ông luôn tỏ ra quá máy móc và thiếu linh hoạt

Solskjaer quá thiếu linh hoạt

HLV Solskjaer đương nhiên phải chịu trách nhiệm vì hệ thống lỗi này nhưng vấn đề lớn nhất của ông không phải là chiến thuật, mà là quá máy móc trong cách vận hành và thiếu sự linh hoạt. Như ở trận Brighton, Solsa không hề có điều chỉnh và để mặc sức cho Solly March khai thác trong thời gian dài. Tương tự là trận gặp Leizpig vừa qua.

Sau khi để thua tới 2 bàn sớm, HLV Solskjaer vẫn ôm khư khư hệ thống phòng ngự 5 người cho tới khi... hiệp 1 kết thúc. Tình hình chỉ sáng hơn với Man Utd sau khi Van De Beek rồi Pogba và sâ ở hiệp 2 (Man Utd chuyển sang đá 4 hậu vệ) nhưng tình hình đã không thể cứu vãn.

Tất nhiên, sự thiếu quyết đoán này mang tính hệ thống. Nó tồn tại từ mùa giải trước và trận bán kết Europa League chính là ví dụ điển hình nhất. Dù bị Sevilla dẫn trước nhưng mãi tới tận phút 87 mới thực sự sự thay đổi đầu tiên. Hay như trận thua gần nhất trước PSG, Solskjaer đã "ân hận" khi không rút Fred ra sớm (dẫn tới việc phải nhận thẻ đỏ)? Lật ngược lại vấn đề, tại sao ông không tự tay làm điều đó khi trận đấu còn đang diễn ra mà để "chuyện đã rồi" mới kêu than?

HLV Solskjaer sai, Man Utd sai hay cả hai cùng sai? - 6

Hệ thống cô đặc của Man Utd sai lầm từng mắc lỗi tương tự trong trận đấu với Brighton. Một lần nữa, không thể đổ trách nhiệm cho Wan Bissaka để hổng cánh, bởi anh vẫn phải theo kèm tiền đạo đối thủ. Câu hỏi đặt ra là nếu là Mourinho, Greenwood có đáng bị chỉ trích khi đứng nhìn các đồng đội tham gia phòng ngự?

Điểm yếu lớn nhất của Solskjaer không nằm ở vấn đề chiến thuật, mà chính ở tính cách của ông. Có cảm tưởng như HLV Na Uy quá "hiền lành" và thiếu quyết đoán để lĩnh vai trò nhạc trưởng ở CLB vốn bất ổn như Man Utd.

Mourinho tại sao có thể sốc dậy tập thể rệu rã như Tottenham để hướng tới chiến thắng. Ngoài vấn đề chiến thuật, có thể nói tới cá tính của "Người đặc biệt". Như ở mùa giải trước, ông đã mắng Tanguy Ndombele như hát hay vì thói lười biếng (chỉ thiếu nước đuổi thắng cổ) nhưng sang mùa này, ngôi sao người Pháp chẳng khác gì "gà cưng" của Mourinho vì sự thay đổi. Sẽ chẳng ngạc nhiên nếu bạn thấy thống kê Tanguy Ndombele chính là cầu thủ chạy nhiều nhất bên phía Spurs.

Hay như trường hợp của Dele Alli, HLV Mourinho sẵn sàng loại thẳng tay ngôi sao hàng đầu của Tottenham chỉ vì... không hợp chiến thuật. Nếu là CĐV Man Utd, có đôi lúc, bạn thèm Solskjaer dữ dội, phản ứng trọng tài mạnh liệt như Mourinho. Vai trò của người "anh cả" đội bóng quan trọng như vậy. Đôi khi phản ứng quyết liệt trên sân cũng tạo ra hiệu ứng tâm lý lớn lao cho các cầu thủ trên sân.

Man Utd sở hữu đội hình không tệ, nếu không muốn nói thuộc top đầu ở Premier League, nhưng vấn đề CLB luôn bất ổn. Sự bất ổn ấy có lỗi không nhỏ của Solskjaer khi ông quá thiếu động thái kích thích tinh thần cần thiết. Thái độ "hiền hòa" của Solskjaer cũng tạo nên CLB thiếu cá tính.

Trong cuộc tình này, Solskjaer đã sai, Man Utd cũng sai. Có lẽ, càng níu kéo, họ chỉ càng tạo nên kết quả không ưng ý...

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm