Hàng tiền đạo Olympic Việt Nam không biết… ghi bàn
(Dân trí) - Trong cả 3 trận giao hữu quốc tế trước Olympic Indonesia, Olympic Uzbekistan và Olympic Thái Lan, không tiền đạo nào của Olympic Việt Nam ghi bàn. Điều này đặt đội tuyển của HLV Miura vào tình thế của người đi săn nhưng không có súng.
“Đi săn không súng”
Trong quá trình chuẩn bị cho vòng loại Olympic châu Á lần này, đội tuyển Olympic Việt Nam đá thử 5 trận, bao gồm 3 trận giao hữu quốc tế đã kể ở trên, cộng với 2 trận đấu tập với các CLB trong nước là Hà Nội T&T và Đồng Nai.
Trong 5 trận này, ngoại trừ trận đấu với Hà Nội T&T mang nặng tính ra mắt, cả 4 trận còn lại, các tiền đạo của Olympic Việt Nam đều tịt ngòi.
Đặc biệt trong 3 trận giao hữu quốc tế với Indonesia, Uzbekistan và Thái Lan, trước những hàng phòng ngự người nước ngoài, vốn không có nhiệm vụ phải giữ chân cho các tiền đạo đội tuyển Olympic Việt Nam, thấy rõ là các chân sút của chúng ta hầu như mất tác dụng trước họ.
Ngay cả trận đấu tập với Đồng Nai ở Bình Dương, phía Đồng Nai đã thể hiện rõ quan điểm là không đá rát, không vào bóng quyết liệt nhằm tránh chấn thương cho các tuyển thủ Olympic quốc gia, những Công Phượng, Văn Toàn, Thanh Bình vẫn mất hút.
Giá trị của các tiền đạo nằm ở số bàn thắng mà tiền đạo ấy ghi được (thử tưởng tượng Messi hay Ronaldo nếu không ghi bàn như những cái máy thì họ có nổi tiếng như hiện tại hay không?), thành ra, khi hàng loạt tiền đạo không thể ghi bàn, cần thẳng thắn với nhau ở điểm các tiền đạo ấy hiện chưa có… giá trị gì cả!
Người ta hay nói nhiều đến chi tiết Công Phượng đi bóng như dệt gấm thêu hoa ở các giải trẻ, người ta nói nhiều đến việc Văn Toàn rất tích cực di chuyển. Nhưng người ta thường quên (hay cố tình lờ đi) chi tiết dùng kỹ thuật để lao vào hàng thủ dày đặc của đối phương rồi để mất bóng, di chuyển nhiều đến mức rối loạn rồi không thể dứt điểm cho ra hồn, thì có kỹ thuật và tích cực di chuyển để làm gì?
Cả 3 trận giao hữu quốc tế gần nhất, cộng thêm 1 trận đấu tập với đối thủ vốn đã ngầm thông tin trước là sẽ chơi lơi chân, mà các tiền đạo vẫn không biết cách ghi bàn thì đấy chắc chắn không phải là chuyện nhỏ.
Đôi khi chỉ cần đơn giản
Riêng trận đấu với Thái Lan hôm qua, có tình huống phản ánh rất chính xác sự vô duyên của các chân sút, đấy là pha bóng ở gần phút 80, khi Văn Toàn chuyền dọn cỗ cho Công Phượng ở vị trí cận thành, nhưng Công Phượng lại kết thúc hỏng.
Tận dụng hay không tận dụng cơ hội trong những tình huống tương tự như thế thuộc về cái gọi là bản năng của các tiền đạo. Ở đây, không thể khen những chân sút bỏ lỡ những cơ hội dạng như vừa rồi vì bất cứ lý do gì.
Lâu nay người ta cũng hay nói quá nhiều về phong cách đi bóng của Công Phượng phải uyển chuyển sao cho giống Messi, phải đá phạt đền nghệ thuật hệt như Panenka, nhưng chắc là không ai nhắc niềm hy vọng hàng đầu của Olympic Việt Nam trên hàng tiền đạo rằng đôi khi chỉ cần đơn giản như Inzaghi trong các pha kết thúc.
Rằng trong những tình huống tương tự, có lúc các tiền đạo chỉ cần phóng thẳng người vào bóng, miễn sao nhanh hơn đối phương là được (riêng trong pha bóng vừa nêu, Công Phượng chậm hơn hậu vệ Thái Lan đúng 1 nhịp), còn chuyện ghi bàn bằng lưng, bằng bụng, hay thậm chí bằng đầu gối cũng là ghi bàn (Inzaghi chẳng phải nổi danh cũng chỉ nhờ biết cách ghi những bàn thắng dạng như thế hay sao?).
Người ta nói quá nhiều về cụm từ “đá đẹp có thua cũng sướng”, khiến cho nhiều cầu thủ bây giờ quên mất rằng trong bóng đá đỉnh cao, nếu đá đẹp mà thua thì đá đẹp cũng vô ích, quên mất khái niệm với một chân sút, số lượng bàn thắng mới làm nên giá trị của chân sút ấy, thay vì cứ vẽ vời vô ích.
Hàng tiền đạo mà không biết cách ghi bàn thì HLV Miura còn khổ dài dài, bởi phương án dùng các tiền vệ để gây đột biến không thể cứ mãi xài đi xài lại được. Vả lại, với một đội bóng chiếu dưới như Olympic Việt Nam trước Nhật Bản và Malaysia, thì tính hiệu quả càng cần phải đặt lên hàng đầu, bởi do vốn là đội yếu hơn đối phương, nên chúng ta chắc chắn không có nhiều cơ hội để mà cứ phung phí.
Hy vọng rằng từ nay đến vòng loại Olympic châu Á, các chân sút như Công Phượng, Văn Toàn, Thanh Bình kịp nhận ra đâu mới là nhiệm vụ chính của những cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo!
Trong quá trình chuẩn bị cho vòng loại Olympic châu Á lần này, đội tuyển Olympic Việt Nam đá thử 5 trận, bao gồm 3 trận giao hữu quốc tế đã kể ở trên, cộng với 2 trận đấu tập với các CLB trong nước là Hà Nội T&T và Đồng Nai.
Trong 5 trận này, ngoại trừ trận đấu với Hà Nội T&T mang nặng tính ra mắt, cả 4 trận còn lại, các tiền đạo của Olympic Việt Nam đều tịt ngòi.
Đặc biệt trong 3 trận giao hữu quốc tế với Indonesia, Uzbekistan và Thái Lan, trước những hàng phòng ngự người nước ngoài, vốn không có nhiệm vụ phải giữ chân cho các tiền đạo đội tuyển Olympic Việt Nam, thấy rõ là các chân sút của chúng ta hầu như mất tác dụng trước họ.
Ngay cả trận đấu tập với Đồng Nai ở Bình Dương, phía Đồng Nai đã thể hiện rõ quan điểm là không đá rát, không vào bóng quyết liệt nhằm tránh chấn thương cho các tuyển thủ Olympic quốc gia, những Công Phượng, Văn Toàn, Thanh Bình vẫn mất hút.
Trong toàn bộ các trận giao hữu quốc tế đã qua của Olympic Việt Nam, các tiền đạo không ghi nổi bàn thắng nào (ảnh: Gia Hưng)
Giá trị của các tiền đạo nằm ở số bàn thắng mà tiền đạo ấy ghi được (thử tưởng tượng Messi hay Ronaldo nếu không ghi bàn như những cái máy thì họ có nổi tiếng như hiện tại hay không?), thành ra, khi hàng loạt tiền đạo không thể ghi bàn, cần thẳng thắn với nhau ở điểm các tiền đạo ấy hiện chưa có… giá trị gì cả!
Người ta hay nói nhiều đến chi tiết Công Phượng đi bóng như dệt gấm thêu hoa ở các giải trẻ, người ta nói nhiều đến việc Văn Toàn rất tích cực di chuyển. Nhưng người ta thường quên (hay cố tình lờ đi) chi tiết dùng kỹ thuật để lao vào hàng thủ dày đặc của đối phương rồi để mất bóng, di chuyển nhiều đến mức rối loạn rồi không thể dứt điểm cho ra hồn, thì có kỹ thuật và tích cực di chuyển để làm gì?
Cả 3 trận giao hữu quốc tế gần nhất, cộng thêm 1 trận đấu tập với đối thủ vốn đã ngầm thông tin trước là sẽ chơi lơi chân, mà các tiền đạo vẫn không biết cách ghi bàn thì đấy chắc chắn không phải là chuyện nhỏ.
Đôi khi chỉ cần đơn giản
Riêng trận đấu với Thái Lan hôm qua, có tình huống phản ánh rất chính xác sự vô duyên của các chân sút, đấy là pha bóng ở gần phút 80, khi Văn Toàn chuyền dọn cỗ cho Công Phượng ở vị trí cận thành, nhưng Công Phượng lại kết thúc hỏng.
Tận dụng hay không tận dụng cơ hội trong những tình huống tương tự như thế thuộc về cái gọi là bản năng của các tiền đạo. Ở đây, không thể khen những chân sút bỏ lỡ những cơ hội dạng như vừa rồi vì bất cứ lý do gì.
Lâu nay người ta cũng hay nói quá nhiều về phong cách đi bóng của Công Phượng phải uyển chuyển sao cho giống Messi, phải đá phạt đền nghệ thuật hệt như Panenka, nhưng chắc là không ai nhắc niềm hy vọng hàng đầu của Olympic Việt Nam trên hàng tiền đạo rằng đôi khi chỉ cần đơn giản như Inzaghi trong các pha kết thúc.
Rằng trong những tình huống tương tự, có lúc các tiền đạo chỉ cần phóng thẳng người vào bóng, miễn sao nhanh hơn đối phương là được (riêng trong pha bóng vừa nêu, Công Phượng chậm hơn hậu vệ Thái Lan đúng 1 nhịp), còn chuyện ghi bàn bằng lưng, bằng bụng, hay thậm chí bằng đầu gối cũng là ghi bàn (Inzaghi chẳng phải nổi danh cũng chỉ nhờ biết cách ghi những bàn thắng dạng như thế hay sao?).
Người ta nói quá nhiều về cụm từ “đá đẹp có thua cũng sướng”, khiến cho nhiều cầu thủ bây giờ quên mất rằng trong bóng đá đỉnh cao, nếu đá đẹp mà thua thì đá đẹp cũng vô ích, quên mất khái niệm với một chân sút, số lượng bàn thắng mới làm nên giá trị của chân sút ấy, thay vì cứ vẽ vời vô ích.
Hàng tiền đạo mà không biết cách ghi bàn thì HLV Miura còn khổ dài dài, bởi phương án dùng các tiền vệ để gây đột biến không thể cứ mãi xài đi xài lại được. Vả lại, với một đội bóng chiếu dưới như Olympic Việt Nam trước Nhật Bản và Malaysia, thì tính hiệu quả càng cần phải đặt lên hàng đầu, bởi do vốn là đội yếu hơn đối phương, nên chúng ta chắc chắn không có nhiều cơ hội để mà cứ phung phí.
Hy vọng rằng từ nay đến vòng loại Olympic châu Á, các chân sút như Công Phượng, Văn Toàn, Thanh Bình kịp nhận ra đâu mới là nhiệm vụ chính của những cầu thủ chơi ở vị trí tiền đạo!
Kim Điền