Đội tuyển nữ Việt Nam và hành trình tìm lại ngôi số một
(Dân trí) - Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á khai diễn vào chiều 1/5 sẽ là nơi để đội tuyển Việt Nam tìm lại vị trí số 1 khu vực. Trên con đường ấy, Thái Lan vẫn là rào cản đáng ngại lớn nhất của đoàn quân trong tay HLV Takashi.
Về lý thuyết, có 4 đội bóng có thể vươn đến ngôi vị số 1 của giải bóng đá nữ Đông Nam Á năm nay, đó là chủ nhà Việt Nam, đương kim vô địch (ĐKVĐ) SEA Games Thái Lan, Myanmar và U20 Australia.
Tuy nhiên, trong số 4 đội này, Myanmar mấy năm gần đây phải nói là chuyển giao lực lượng không đến nơi đến chốn. Những trụ cột của đội bóng này dần qua thời đỉnh cao phong độ, trong khi thế hệ mới chưa có gì nổi bật.
Bên cạnh đó, lối chơi của Myanmar mấy năm gần đây thiên về đá rắn, rắn đến mức thô bạo, nên lối chơi ấy vô hình chung làm giảm đi tính chuyên môn, giảm đi chất kỹ thuật trong lối đá của Myanmar. Vì vậy, khó xem đây là ứng cử viên vô địch thực sự, cho dù Myanmar vẫn là đối thủ khó chịu.
Với U20 Australia, họ chỉ là đội bóng trẻ. Bóng đá nữ ở Australia chưa phải là chuyên nghiệp (cầu thủ nữ Australia ngoài việc đá bóng, thì công việc chính của họ chủ yếu là đi học), thành ra, đội U20 nước này càng mang dáng dấp học sinh hơn.
Ngoài ra, U20 Australia cũng không mang theo khát vọng lớn khi đến với giải, bởi sân chơi Đông Nam Á không phải là đích nhắm chính của họ.
Australia bây giờ đã là thành viên đầy đủ của LĐBĐ Đông Nam Á (AFF), nên ngoại trừ AFF Cup dành cho các đội tuyển nam, ở mọi giải đấu chính thức tầm khu vực, họ có nghĩa vụ phải cử đại diện tham dự. Và theo quy định đội U20 Australia đến với giải lần này theo đúng nghĩa vụ, chứ chưa chắc họ đã có tham vọng xưng vương.
Đối trọng thực sự của đội tuyển Việt Nam vẫn là Thái Lan. Đây là đội bóng số 1 Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại, xét về chất lượng con người, cũng như tốc độ thăng tiến.
Thái Lan ngoài miệng tuyên bố không xem trọng ngôi vô địch, nhưng họ lại sử dụng thành phần rất mạnh để dự giải đấu năm nay, với mục tiêu hướng đến VCK World Cup bóng đá nữ diễn ra ở Canada.
Để chuẩn bị cho mục tiêu ấy, Thái Lan đã triệu tập 2 cầu thủ đang thi đấu tại Thụy Điển là Taneekarn Dangda và Thanatta Chawong đến TPHCM. Thành ra, dù muốn hay không muốn vô địch, Thái Lan vẫn là một đội mạnh, là rào cản đáng ngại đối với mọi đội bóng muốn xưng vương.
Với đội tuyển Việt Nam, sở dĩ chúng ta sa sút so với bóng đá nữ Thái Lan trong mấy năm trở lại đây vì chúng ta ít chịu thay đổi, từ con người cho đến lối chơi.
Chỉ cho đến khi HLV Takashi xuất hiện, mọi việc mới diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Đã có sự thay đổi đáng kể về mặt nhân sự ở đội tuyển nữ, nhiều công thần không còn được trọng dụng, thay vào đó là những gương mặt thuộc thế hệ mới.
Ngoài ra, lối chơi của đội cũng hứa hẹn sẽ thay đổi, khi lối đá phòng ngự với trung vệ thòng quá cũ kỹ sẽ được thay bằng lối phòng ngự khu vực, mà HLV Takashi nhiều khả năng sẽ áp dụng cho các cầu thủ của mình. Nếu điều đó xảy ra, đấy sẽ là thay đổi cực lớn đối với đội tuyển Việt Nam nhiều năm nay đã đá một lối đá quá lạc hậu!
Tuy nhiên, trong số 4 đội này, Myanmar mấy năm gần đây phải nói là chuyển giao lực lượng không đến nơi đến chốn. Những trụ cột của đội bóng này dần qua thời đỉnh cao phong độ, trong khi thế hệ mới chưa có gì nổi bật.
Bên cạnh đó, lối chơi của Myanmar mấy năm gần đây thiên về đá rắn, rắn đến mức thô bạo, nên lối chơi ấy vô hình chung làm giảm đi tính chuyên môn, giảm đi chất kỹ thuật trong lối đá của Myanmar. Vì vậy, khó xem đây là ứng cử viên vô địch thực sự, cho dù Myanmar vẫn là đối thủ khó chịu.
Chờ đợi diện mạo mới nơi đội tuyển Việt Nam
Với U20 Australia, họ chỉ là đội bóng trẻ. Bóng đá nữ ở Australia chưa phải là chuyên nghiệp (cầu thủ nữ Australia ngoài việc đá bóng, thì công việc chính của họ chủ yếu là đi học), thành ra, đội U20 nước này càng mang dáng dấp học sinh hơn.
Ngoài ra, U20 Australia cũng không mang theo khát vọng lớn khi đến với giải, bởi sân chơi Đông Nam Á không phải là đích nhắm chính của họ.
Australia bây giờ đã là thành viên đầy đủ của LĐBĐ Đông Nam Á (AFF), nên ngoại trừ AFF Cup dành cho các đội tuyển nam, ở mọi giải đấu chính thức tầm khu vực, họ có nghĩa vụ phải cử đại diện tham dự. Và theo quy định đội U20 Australia đến với giải lần này theo đúng nghĩa vụ, chứ chưa chắc họ đã có tham vọng xưng vương.
Đối trọng thực sự của đội tuyển Việt Nam vẫn là Thái Lan. Đây là đội bóng số 1 Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại, xét về chất lượng con người, cũng như tốc độ thăng tiến.
Thái Lan ngoài miệng tuyên bố không xem trọng ngôi vô địch, nhưng họ lại sử dụng thành phần rất mạnh để dự giải đấu năm nay, với mục tiêu hướng đến VCK World Cup bóng đá nữ diễn ra ở Canada.
Để chuẩn bị cho mục tiêu ấy, Thái Lan đã triệu tập 2 cầu thủ đang thi đấu tại Thụy Điển là Taneekarn Dangda và Thanatta Chawong đến TPHCM. Thành ra, dù muốn hay không muốn vô địch, Thái Lan vẫn là một đội mạnh, là rào cản đáng ngại đối với mọi đội bóng muốn xưng vương.
Với đội tuyển Việt Nam, sở dĩ chúng ta sa sút so với bóng đá nữ Thái Lan trong mấy năm trở lại đây vì chúng ta ít chịu thay đổi, từ con người cho đến lối chơi.
Chỉ cho đến khi HLV Takashi xuất hiện, mọi việc mới diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Đã có sự thay đổi đáng kể về mặt nhân sự ở đội tuyển nữ, nhiều công thần không còn được trọng dụng, thay vào đó là những gương mặt thuộc thế hệ mới.
Ngoài ra, lối chơi của đội cũng hứa hẹn sẽ thay đổi, khi lối đá phòng ngự với trung vệ thòng quá cũ kỹ sẽ được thay bằng lối phòng ngự khu vực, mà HLV Takashi nhiều khả năng sẽ áp dụng cho các cầu thủ của mình. Nếu điều đó xảy ra, đấy sẽ là thay đổi cực lớn đối với đội tuyển Việt Nam nhiều năm nay đã đá một lối đá quá lạc hậu!
Kim Điền