Công Phượng... quên luật sút phạt đền
(Dân trí) - Ở tình huống đá penalty của Công Phượng, trong trận U23 Việt Nam gặp U23 Brunei, sau khi bóng dội xà, Công Phượng lao vào đá bồi vọt xà ngang. Kỳ thực cho dù có đưa được bóng vào lưới thì Công Phượng cũng không được công nhận bàn thắng do vi phạm luật ghi bàn
Trong tình huống đá penalty này, sau khi bóng dội xà, Công Phượng tung người đá vô lê khá khí thế, pha đá bồi ấy đưa bóng vọt xà. Kỳ thực, nếu pha đá bồi của Công Phượng vào lưới, bàn thắng cũng không được công nhận.
Theo luật, khi đá penalty, bóng sau khi từ chân cầu thủ sút phải chạm người một cầu thủ khác thì cầu thủ trực tiếp sút phạt mới có quyền chạm bóng tiếp, kể cả chạm xà ngang cột dọc bật ra thì người sút phạt đền vẫn không được chạm bóng.
Công Phượng trong trận đấu gặp Brunei, ảnh: Minh Phương
Trong trường hợp Công Phượng, phải một đồng đội khác của anh lao vào đá bồi, hoặc đối phương tự đá phản thì bàn thắng mới được tính. Còn bóng dội xà bật ra, trong khi người thực hiện quả phạt đền là Công Phượng trực tiếp đá bồi thì có thể hiểu như anh thực hiện một quả đá penalty 2 lần.
Nếu bóng vào lưới sau cú đá bồi của Công Phượng, bàn thắng sẽ không được tính cho U23 Việt Nam, mà thậm chí U23 Brunei còn được hưởng quả đá phạt gián tiếp (theo luật, một cầu thủ không được thực hiện một quả đá phạt bằng 2 lần chạm bóng liên tiếp nhau).
Thành ra, pha nhào vào đá bồi của Công Phượng chẳng khác nào một tình huống… phá bóng hộ đối phương. Có thể tiền đạo của U23 Việt Nam chỉ ham bóng, chỉ hành động theo phản xạ.
Nhưng ngay cả phản xạ cũng có 2 dạng phản xạ: Phản xạ vô điều kiện và phản xạ có điều kiện. Kiểu phản xạ vô điều kiện tung chân đá bồi của Công Phượng có thể cho thấy cầu thủ này chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về luật sút phạt trong bóng đá đỉnh cao.
Nếu ý thức được việc lao vào đá bồi chẳng khác nào giúp đối phương phá bóng, có lẽ chính Công Phượng sẽ không hăng hái tung người đá vô lê như vậy, vừa dễ gây chấn thương, vừa… vô ích.
Theo luật, khi đá penalty, bóng sau khi từ chân cầu thủ sút phải chạm người một cầu thủ khác thì cầu thủ trực tiếp sút phạt mới có quyền chạm bóng tiếp, kể cả chạm xà ngang cột dọc bật ra thì người sút phạt đền vẫn không được chạm bóng.
Công Phượng trong trận đấu gặp Brunei, ảnh: Minh Phương
Trong trường hợp Công Phượng, phải một đồng đội khác của anh lao vào đá bồi, hoặc đối phương tự đá phản thì bàn thắng mới được tính. Còn bóng dội xà bật ra, trong khi người thực hiện quả phạt đền là Công Phượng trực tiếp đá bồi thì có thể hiểu như anh thực hiện một quả đá penalty 2 lần.
Nếu bóng vào lưới sau cú đá bồi của Công Phượng, bàn thắng sẽ không được tính cho U23 Việt Nam, mà thậm chí U23 Brunei còn được hưởng quả đá phạt gián tiếp (theo luật, một cầu thủ không được thực hiện một quả đá phạt bằng 2 lần chạm bóng liên tiếp nhau).
Thành ra, pha nhào vào đá bồi của Công Phượng chẳng khác nào một tình huống… phá bóng hộ đối phương. Có thể tiền đạo của U23 Việt Nam chỉ ham bóng, chỉ hành động theo phản xạ.
Nhưng ngay cả phản xạ cũng có 2 dạng phản xạ: Phản xạ vô điều kiện và phản xạ có điều kiện. Kiểu phản xạ vô điều kiện tung chân đá bồi của Công Phượng có thể cho thấy cầu thủ này chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về luật sút phạt trong bóng đá đỉnh cao.
Nếu ý thức được việc lao vào đá bồi chẳng khác nào giúp đối phương phá bóng, có lẽ chính Công Phượng sẽ không hăng hái tung người đá vô lê như vậy, vừa dễ gây chấn thương, vừa… vô ích.
Kim Điền