Bệnh “ngôi sao” của Công Phượng và công nghệ lăng-xê U19 Việt Nam
(Dân trí) - HLV Graechen Guillaume từng nói đến việc cuộc sống của Công Phượng đã biến đổi sau khi anh ghi bàn thắng đẹp vào lưới U19 Australia. Tâm lý của Công Phượng bị ảnh hưởng vì những lời tung hê đưa anh đi hơi xa so với thực tế.
Nổi tiếng nhờ công nghệ lăng-xê
Chính HLV Graechen Guillaume còn ngạc nhiên về chuyện một cầu thủ mới 18 – 19 tuổi như Công Phượng, chỉ bằng một pha tỏa sáng đi bóng qua nhiều hậu vệ đối phương rồi ghi bàn vào lưới Australia, tại một giải đấu trẻ đã lập tức trở thành niềm hy vọng của cả nền bóng đá.
Đấy đúng là hiện tượng hiếm thấy ở bóng đá thế giới. Ngay ở VCK U19 châu Á vừa qua, nếu để ý kỹ, báo chí châu Á rất ít đưa tin về các đội tuyển U19 của nước họ, bởi thường thì người ta chỉ tập trung đến đội tuyển quốc gia, hay chí ít là đội tuyển Olympic, trong khi lứa tuổi 19 chưa phải là người ta có thể đánh giá chính xác tốc độ phát triển tài năng.
Riêng ở Việt Nam thì mọi thứ hoàn toàn khác, bóng đá nội không có gì để tự hào nên người ta quay sang tung hê lứa U19 của bầu Đức. Vả lại, nói đi cũng phải nói lại, với riêng lứa U19 xuất thân từ học viện bóng đá HAGL-Arsenal.JMG, họ có hệ thống chuyên làm công tác truyền thông quá tốt.
Mọi đường đi nước bước, khả năng tiếp thị hình ảnh dành cho lứa U19 hiện nay là điều mà những người làm bóng đá nội trước giờ ít quan tâm, hoặc có quan tâm cũng không làm đến nơi đến chơi như bộ sậu phía dưới bầu Đức đã và đang làm.
Trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh của U19 Việt Nam lúc nào cũng đẹp. Đấy là đội bóng hầu như không bao giờ có tranh cãi, không mâu thuẫn nội bộ, còn cầu thủ đều thuộc loại con ngoan, trò giỏi.
Đặt những hình ảnh ấy xuất hiện với tần suất trên báo chí, với những hình ảnh trái ngược với thứ bóng đá xấu xí trên sân cỏ cả nước, lứa cầu thủ của bầu Đức mặc nhiên trở thành những người hùng trong lòng người hâm mộ.
Đấy là thành quả của một chiến dịch truyền thông có chiều sâu và cực kỳ tốn kém tiền bạc, để xây dựng hình ảnh của lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… lấp lánh như bây giờ. Đấy lại là một bước đi cao tay khác của bầu Đức, mà ông lại đi trước người khác.
Nhưng cái gì cũng có mặt trái
Chiến dịch lăng-xê giúp cầu thủ U19 của bầu Đức trở thành thương hiệu của bóng đá nội, rồi từ đó giúp bầu Đức kiếm tiền. Cổ phiếu của tập đoàn HA Gia Lai tăng ào ào từ khi thương hiệu U19 càng ngày càng nổi, đội bóng này đi đến đâu là người ta ùn ùn mua vé vào sân đến đó (bán được vé nghĩa là kiếm được tiền), rồi doanh nghiệp này, doanh nghiệp khác nhảy vào tài trợ (cũng là tiền).
Đứng trên góc độ kinh tế, bầu Đức lại thành công, lại làm được cái điều mà nhiều người khác chưa làm được: Kiếm tiền thông qua bóng đá, giúp bóng đá tự nuôi bóng đá.
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Công Phượng nổi tiếng quá lại dễ sinh ra những biến đổi về mặt tâm lý như HLV Graechen Guillaume lo ngại. Cầu thủ này bình thường sao được khi anh không có lấy “2m tự do” khi xuất hiện giữa chốn công cộng (vẫn là lời HLV Graechen Guillaume)?
Công Phượng không muốn thành sao cũng không thể tránh khỏi tư tưởng của một người đặc biệt khi đi đến đâu anh cũng được săn đón. Rồi khi đi học, trong ngày tựu trường, lẽ ra anh chỉ là một tân sinh viên bình thường như bao người khác, lại được đứng trên bục phát biểu như thể anh đã là một sinh viên danh dự, có thành tích học tập sáng chói của nhà trường!
Công nghệ lăng-xê quá hoàn hảo khiến ngay cả khán giả bình thường bây giờ cũng chỉ nhìn Công Phượng hay bất cứ cầu thủ U19 nào khác bằng ánh hào quang lấp lánh của họ, thay vì nhìn vào năng lực thực sự của những đôi chân.
Năng lực đấy là chúng ta chỉ mới đứng nhì giải U19 Đông Nam Á năm 2013, thất bại trong trận chung kết U19 Đông Nam Á 2014, và bị loại ngay vòng bảng VCK châu Á, dù mục tiêu là vào bán kết.
Chúng ta cứ nhìn vào 2 trận thắng U19 Australia trong 2 năm 2013 và 2014 mà quên mất rằng ở lứa tuổi U19, bóng đá Australia chưa là gì cả, còn bản thân chúng ta cũng chưa thể nhất khu vực, chưa là gì cả trên bình diện bóng đá châu lục.
Người hâm mộ thông thường ngộ nhận về khả năng của U19 Việt Nam là một lẽ, giờ chỉ sợ rằng ngay chính một số tuyển thủ U19 cũng bắt đầu ngộ nhận về khả năng của chính mình!
Chính HLV Graechen Guillaume còn ngạc nhiên về chuyện một cầu thủ mới 18 – 19 tuổi như Công Phượng, chỉ bằng một pha tỏa sáng đi bóng qua nhiều hậu vệ đối phương rồi ghi bàn vào lưới Australia, tại một giải đấu trẻ đã lập tức trở thành niềm hy vọng của cả nền bóng đá.
Đấy đúng là hiện tượng hiếm thấy ở bóng đá thế giới. Ngay ở VCK U19 châu Á vừa qua, nếu để ý kỹ, báo chí châu Á rất ít đưa tin về các đội tuyển U19 của nước họ, bởi thường thì người ta chỉ tập trung đến đội tuyển quốc gia, hay chí ít là đội tuyển Olympic, trong khi lứa tuổi 19 chưa phải là người ta có thể đánh giá chính xác tốc độ phát triển tài năng.
Riêng ở Việt Nam thì mọi thứ hoàn toàn khác, bóng đá nội không có gì để tự hào nên người ta quay sang tung hê lứa U19 của bầu Đức. Vả lại, nói đi cũng phải nói lại, với riêng lứa U19 xuất thân từ học viện bóng đá HAGL-Arsenal.JMG, họ có hệ thống chuyên làm công tác truyền thông quá tốt.
Mọi đường đi nước bước, khả năng tiếp thị hình ảnh dành cho lứa U19 hiện nay là điều mà những người làm bóng đá nội trước giờ ít quan tâm, hoặc có quan tâm cũng không làm đến nơi đến chơi như bộ sậu phía dưới bầu Đức đã và đang làm.
Trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh của U19 Việt Nam lúc nào cũng đẹp. Đấy là đội bóng hầu như không bao giờ có tranh cãi, không mâu thuẫn nội bộ, còn cầu thủ đều thuộc loại con ngoan, trò giỏi.
Đặt những hình ảnh ấy xuất hiện với tần suất trên báo chí, với những hình ảnh trái ngược với thứ bóng đá xấu xí trên sân cỏ cả nước, lứa cầu thủ của bầu Đức mặc nhiên trở thành những người hùng trong lòng người hâm mộ.
Đấy là thành quả của một chiến dịch truyền thông có chiều sâu và cực kỳ tốn kém tiền bạc, để xây dựng hình ảnh của lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… lấp lánh như bây giờ. Đấy lại là một bước đi cao tay khác của bầu Đức, mà ông lại đi trước người khác.
Nhưng cái gì cũng có mặt trái
Chiến dịch lăng-xê giúp cầu thủ U19 của bầu Đức trở thành thương hiệu của bóng đá nội, rồi từ đó giúp bầu Đức kiếm tiền. Cổ phiếu của tập đoàn HA Gia Lai tăng ào ào từ khi thương hiệu U19 càng ngày càng nổi, đội bóng này đi đến đâu là người ta ùn ùn mua vé vào sân đến đó (bán được vé nghĩa là kiếm được tiền), rồi doanh nghiệp này, doanh nghiệp khác nhảy vào tài trợ (cũng là tiền).
Đứng trên góc độ kinh tế, bầu Đức lại thành công, lại làm được cái điều mà nhiều người khác chưa làm được: Kiếm tiền thông qua bóng đá, giúp bóng đá tự nuôi bóng đá.
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Công Phượng nổi tiếng quá lại dễ sinh ra những biến đổi về mặt tâm lý như HLV Graechen Guillaume lo ngại. Cầu thủ này bình thường sao được khi anh không có lấy “2m tự do” khi xuất hiện giữa chốn công cộng (vẫn là lời HLV Graechen Guillaume)?
Công Phượng không muốn thành sao cũng không thể tránh khỏi tư tưởng của một người đặc biệt khi đi đến đâu anh cũng được săn đón. Rồi khi đi học, trong ngày tựu trường, lẽ ra anh chỉ là một tân sinh viên bình thường như bao người khác, lại được đứng trên bục phát biểu như thể anh đã là một sinh viên danh dự, có thành tích học tập sáng chói của nhà trường!
Công nghệ lăng-xê quá hoàn hảo khiến ngay cả khán giả bình thường bây giờ cũng chỉ nhìn Công Phượng hay bất cứ cầu thủ U19 nào khác bằng ánh hào quang lấp lánh của họ, thay vì nhìn vào năng lực thực sự của những đôi chân.
Năng lực đấy là chúng ta chỉ mới đứng nhì giải U19 Đông Nam Á năm 2013, thất bại trong trận chung kết U19 Đông Nam Á 2014, và bị loại ngay vòng bảng VCK châu Á, dù mục tiêu là vào bán kết.
Chúng ta cứ nhìn vào 2 trận thắng U19 Australia trong 2 năm 2013 và 2014 mà quên mất rằng ở lứa tuổi U19, bóng đá Australia chưa là gì cả, còn bản thân chúng ta cũng chưa thể nhất khu vực, chưa là gì cả trên bình diện bóng đá châu lục.
Người hâm mộ thông thường ngộ nhận về khả năng của U19 Việt Nam là một lẽ, giờ chỉ sợ rằng ngay chính một số tuyển thủ U19 cũng bắt đầu ngộ nhận về khả năng của chính mình!
Trọng Vũ