Công trình TDTT: Cung vượt quá cầu

Bài toán tìm giải đấu xứng tầm cho công trình TDTT “khủng” Phú Thọ

(Dân trí) - Nhà thi đấu Phú Thọ thuộc vào loại lớn nhất và hiện đại nhất trong số các công trình phục vụ thể dục thể thao (TDTT) ở phía Nam. Tuy nhiên, do không đủ các giải quốc tế để lấp đầy hoạt động, Phú Thọ sau SEA Games 2003 phải nhận đăng cai luôn các giải… phong trào.

NTĐ Phú Thọ là một trong những công trình có quy mộ lớn nhất khu vực phí Nam
NTĐ Phú Thọ là một trong những công trình có quy mộ lớn nhất khu vực phí Nam

 

Khổ vì thiếu các giải quốc tế xứng tầm

Để phục vụ cho SEA Games 22 năm 2003, Nhà thi đấu (NTĐ) Phú Thọ được hình thành và trở thành công trình trọng điểm, thuộc vào loại quy mô nhất, hiện đại nhất khu vực phía Nam, chuyên phục vụ các môn thi đấu trong nhà tại Đông Nam Á vận hội năm ấy. Ở Đại hội thể thao trong nhà châu Á (AIG 3) năm 2009 cũng do Việt Nam đăng cai, Phú Thọ tiếp tục là nơi diễn ra nhiều môn thi đấu được tổ chức tại TPHCM.

 

NTĐ này đủ sức phục vụ các giải đấu quốc tế tầm châu lục, cũng như thế giới, ở các môn thể thao trong nhà
NTĐ này đủ sức phục vụ các giải đấu quốc tế tầm châu lục, cũng như thế giới, ở các môn thể thao trong nhà

 

Tuy nhiên, sau 2 đại hội thể thao lớn vừa nêu, NTĐ Phú Thọ chưa bao giờ hoạt động hết công suất. Những sự kiện quốc tế lớn gần nhất mà NTĐ có quy mô hoành tráng này tổ chức chính là VCK giải vô địch futsal châu Á 2014, hoặc sự kiện đội tuyển futsal Brazil đá giao hữu với đội tuyển futsal Việt Nam cuối năm 2013, trong một giải mời mà Việt Nam đăng cai.

Và hầu hết các giải đấu thu hút nhiều khán giả nhất ở NTĐ Phú Thọ các năm gần đây cũng là các giải futsal, từ cấp thành phố (giải các đội mạnh TPHCM mở rộng), cấp quốc gia (giải vô địch quốc gia), cho đến quốc tế.

Cũng thật khó để người ta hình dung rằng nếu TPHCM không phải là địa phương có phong trào futsal phát triển mạnh nhất nước, thì liệu rằng NTĐ Phú Thọ sẽ còn bao nhiêu giải đấu có quy mô và đủ sức thu hút khán giả?

 

Tuy nhiên, hiện nay, nếu không có các giải futsal lớn nhỏ khác nhau, rất khó hình dung NTĐ Phú Thọ còn bao nhiêu môn có quy mô và đủ sức thu hút khán giả? (ảnh: Quang Thắng)
Tuy nhiên, hiện nay, nếu không có các giải futsal lớn nhỏ khác nhau, rất khó hình dung NTĐ Phú Thọ còn bao nhiêu môn có quy mô và đủ sức thu hút khán giả? (ảnh: Quang Thắng)

 

Xen kẽ các hoạt động trong môn futsal, thỉnh thoảng cũng có một số sự kiện thể thao khác giúp khán giả kéo đến lấp đầy các khán đài của NTĐ Phú Thọ, như giải Muay vô địch thế giới Thai Fight. Nhưng giải đấu này chỉ gói gọn trong 1 ngày, không đủ dài để lấp đầy các hoạt động đỉnh cao của một trong những địa điểm tổ chức thuộc vào loại quy mô nhất nước.

Thời gian gần đây, các hoạt động của NTĐ Phú Thọ ngày một nhiều hơn, nhưng đó là nếu tính cả các giải đấu cấp thành phố, thậm chí các giải hội thao của các hiệp hội, liên đoàn, các CLB, hoặc các doanh nghiệp…

Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra ở đây là những hội thao mang tính phong trào ấy có xứng tầm với một NTĐ vốn được đầu tư cực lớn mang tầm quốc tế, đủ khả năng tổ chức các giải đấu tầm châu lục và thế giới như NTĐ Phú Thọ hay không? Rồi khi Phú Thọ tổ chức các giải phong trào, vai trò của nơi đây có chồng chéo với những NTĐ có quy mô nhỏ hơn, lẽ ra nên được ưu tiên tổ chức các giải đấu ấy như Tân Bình, Lãnh Binh Thăng (Q.11), Rạch Miễu (Phú Nhuận), hoặc các NTĐ cấp Quận?

 

Công trình bề thế này mấy năm gần đây trở thành địa điểm quen thuộc của các... hội trợ triển lãm
Công trình bề thế này mấy năm gần đây trở thành địa điểm quen thuộc của các... hội trợ triển lãm

 

Cố gắng để không đi chệch mục đích khai thác

Như ông Nguyễn Văn Hùng – Phó giám đốc CLB VH-TT Nguyễn Du, thừa nhận, rằng câu chuyện các trung tâm và các NTĐ TDTT không thể lấp đầy các hoạt động, nhất là các hoạt động xứng tầm và đúng quy mô đầu tư ban đầu, là tình trạng chung ở TPHCM, thậm chí cả nước.

Mật độ các công trình phục vụ thể thao ở TPHCM khá dày, trong khi số lượng các giải đấu, nhất là các giải đấu quốc tế có quy mô thì có hạn, nên để lấp đầy hoạt động, hầu hết các NTĐ đều phải kiêm luôn nhiệm vụ tổ chức các giải phong trào, thậm chí tổ chức các hoạt động ngoài chức năng và mục đích sử dụng.

 

Một phần lịch hoạt động của NTĐ Phú Thọ năm ngoái, với rất nhiều giải phong trào và cả hoạt động... hội chợ, triển lãm
Một phần lịch hoạt động của NTĐ Phú Thọ năm ngoái, với rất nhiều giải phong trào và cả hoạt động... hội chợ, triển lãm

 

Ví dụ như nói đến NTĐ Phú Thọ, người dân thành phố ngoài việc nghĩ đến một công trình thể thao quy mô lớn, còn nghĩa ngay đến một địa điểm chuyên tổ chức các hội chợ triễn lãm, hội chợ dành cho người tiêu dùng, hoặc là nơi tổ chức những sự kiện văn hóa (như sự kiện diễn giả không tay không chân Nick Vujicic đến TPHCM năm ngoái)…

Khi không thể lấp đầy hoạt động của mình bằng các sự kiện thể thao đúng quy mô, các NTĐ trong đó Phú Thọ phải quay sang khai thác tiếp các dịch vụ khác để đảm bảo nguồn thu. Dù vậy, một khi NTĐ Phú Thọ tổ chức các hội trợ thương mại, họ lại giẫm lên chức năng của những công trình được xây dựng để chuyên tổ chức các hoạt động này như Trung tâm Hội chợ triển lãn quốc tế Tân Bình, hoặc trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn SECC (tại Phú Mỹ Hưng – Q.7).

Một thực tế dễ thấy ở đây là trong tình hình số lượng các công trình phục vụ TDTT hiện nguồn cung lớn hơn nhu cầu thực sự của các giải đấu xứng tầm, thì đúng cũng rất khó để các trung tâm này ngồi yên một chỗ vì cái khó, mà không tính đến việc khai thác tiếp các hoạt động khác, để đảm bảo nguồn thu, trong bối cảnh mà chính các công trình TDTT ở TPHCM đang chia nhỏ các giải đấu của nhau, thậm chí đang giẫm chân lên nhau.

NTĐ Phú Thọ không có cơ hội tổ chức các giải đấu xứng tầm

 

Ông Lê Quang Vinh (phó chủ nhiệm NTĐ Phú Thọ):

“Tăng dần các hoạt động TDTT, giảm số lượng hội chợ”

Những giải đấu quốc tế mà NTĐ Phú Thọ tổ chức thường niên trong các năm gần đây ngoài các giải futsal còn có giải bóng bàn người cao tuổi quốc tế, giải Vovinam quốc tế, hay giải Taekwondo quốc tế… Nếu tính luôn các giải cấp quốc gia, cấp thành phố và các hoạt động hội thao phong trào thì chúng tôi cũng đã lấp đầy lịch thường niên của NTĐ.

Chủ trương của chúng tôi là không cho thuê mặt bằng để kinh doanh các hoạt động ngoài chức năng TDTT, trừ một số các căng-tin bán nước cho người tập luyện TDTT trong khuôn viên NTĐ tập thể dục và mua nước giải khát.

Trong 3 năm trở lại đây từ 2013 – 2015, NTĐ Phú Thọ cũng đã giảm dần các sự kiện hội chợ thương mại, và cố gắng tăng cường các hoạt động TDTT. Cái khó của chúng tôi cũng như của bất cứ trung tâm TDTT nào khác là thường thì chúng tôi không thể chủ động trong việc kêu gọi các giải đấu, mà chỉ tiếp nhận các giải từ Tổng cục TDTT (nếu là giải quốc tế và quốc gia), hoặc Sở VH-TT (nếu là giải cấp thành phố).

Trọng Vũ - Phạm Nguyễn

 

Bài toán tìm giải đấu xứng tầm cho công trình TDTT “khủng” Phú Thọ - 6

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm