Ánh Viên có nâng cao trình độ với 9 HCV giải Đông Nam Á?
(Dân trí) - Ánh Viên giành 9 HCV và thiết lập 9 kỷ lục mới tại giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á vừa kết thúc. Nhưng vấn đề ở chỗ hàng loạt HCV và hàng loạt kỷ lục mới ấy giải quyết được điều gì, có giúp Ánh Viên nâng cao trình độ hay không?
VĐV chuẩn bị dự Asiad tham dự giải… học sinh
Về mặt đẳng cấp, giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á vừa kết thúc có lẽ không khác mấy so với các giải đấu dành cho học sinh. Bởi, thành phần tham dự giải đấu này hầu hết là các VĐV tuổi “teen”, đồng thời đa phần trong số đó chỉ là học sinh thuộc các nước Đông Nam Á.
Việc Ánh Viên tham dự giải đấu vừa nêu cũng là một bất ngờ đối với phần đông người hâm mộ nói chung. Với nhiều người, họ vẫn ngỡ rằng kình ngư số 1 Việt Nam hiện tại vẫn phải đang tập huấn tại Mỹ, cho mục tiêu lớn nhất trong năm của cô, cũng như mục tiêu chung của bơi Việt Nam là Asiad 2014.
Một VĐV đang chuẩn bị dự đấu trường thể thao lớn nhất châu lục, lại phải tham dự một giải đấu cấp học sinh ở khu vực thì quả là không tương xứng.
9 HCV cùng 9 kỷ lục mới mà Ánh Viên thiết lập tại giải lần này thật ra không nói lên được nhiều điều. Ở đây, cũng cần đặt vấn đề ngược lại rằng nếu đối thủ thật sự có chất lượng, liệu Ánh Viên có giành nhiều HCV đến thế không?
Rồi chuyện Ánh Viên phá quá nhiều kỷ lục của giải nói cho cùng chỉ phản ánh một điều rằng trình độ của cô đã vượt xa giải đấu này.
Cũng cần đặt vấn đề rằng nếu như các quốc gia khác cũng cử lực lượng VĐV hùng hậu nhất của họ, trong lứa tuổi như đội tuyển bơi Việt Nam phải sử dụng ngôi sao số của mình là Ánh Viên, thì liệu chúng ta có khả năng giành nhiều HCV đến vậy không?
Đem lực lượng xịn, chủ yếu là thành phần của đội tuyển quốc gia như Ánh Viên, Duy Khôi, Lâm Quang Nhật… thi đấu với các VĐV học sinh của các nước, dễ hiểu đội tuyển bơi Việt Nam thắng áp đảo tại giải.
Nhưng chiến thắng ấy rốt cuộc có nhiều ý nghĩa hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi? Các VĐV của chúng ta có nâng cao được trình độ hay không cũng là chuyện khó có lời giải thỏa đáng? Bởi chắc chắn họ không có được sự canh tranh tương xứng để nâng cao chuyên môn tại giải, khi chỉ phải tranh tài với các đối thủ dưới tầm quá xa.
Đấy là chưa tính đến điểm rơi phong độ của các VĐV đang được đầu tư cho Asiad như Ánh Viên bị ảnh hưởng.
Bệnh thành tích làm khó VĐV
Ở đây, VĐV không có sự lựa chọn. Nhiệm vụ của họ là theo lệnh tập trung của đội tuyển, nếu không muốn bị làm khó dễ trong phần còn lại của sự nghiệp.
Chỉ có điều, có khi “thượng lệnh” lại cực kỳ phản khoa học. Ví như chuyện của Ánh Viên phải dự giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á. Thay vì kéo Ánh Viên đang tập huấn từ Mỹ trở về, bộ môn bơi và đội tuyển cần dành cơ hội đấy cho các VĐV trẻ khác có khi sẽ phù hợp hơn.
Thứ nhất, Ánh Viên đã ở một đẳng cấp khác, cô không cần phải chứng minh mình ở các giải đấu trẻ, cũng không cần phải gom huy chương hay danh hiệu ở các giải đấu ấy.
Quy trình huấn luyện thông thường là đưa VĐV từ năng khiếu, từ các lứa tuổi trẻ lên đỉnh cao, chứ không phải là làm ngược lại: Đưa VĐV đỉnh cao về tham gia các giải năng khiếu.
Thứ hai, việc Ánh Viên có mặt tại giải cũng tức là đã triệt tiêu cơ hội thi đấu của VĐV khác, ở lứa tuổi phù hợp, vốn cần sân chơi như thế này hơn để cọ xát và phát triển.
19 HCV ở một giải mang tính chất năng khiếu, 9 kỷ lục mới được thiết lập, nhưng con số ấy rốt cuộc củng sẽ vô nghĩa nếu chúng ta không thể tạo cơ hội cho thế hệ VĐV mới tìm cơ hội vươn lên.
Việc dạng VĐV ở đẳng cấp châu Á như Ánh Viên về thi đấu các giải năng khiếu như giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á cũng tương tự như việc một học sinh vừa giành giải quốc tế về thi học sinh giỏi cấp trường vậy. Nó vừa vô nghĩa, vừa thiếu hấp dẫn, lại vừa có khả năng triệt tiêu cơ hội vươn lên của nhiều người khác!
Về mặt đẳng cấp, giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á vừa kết thúc có lẽ không khác mấy so với các giải đấu dành cho học sinh. Bởi, thành phần tham dự giải đấu này hầu hết là các VĐV tuổi “teen”, đồng thời đa phần trong số đó chỉ là học sinh thuộc các nước Đông Nam Á.
Việc Ánh Viên tham dự giải đấu vừa nêu cũng là một bất ngờ đối với phần đông người hâm mộ nói chung. Với nhiều người, họ vẫn ngỡ rằng kình ngư số 1 Việt Nam hiện tại vẫn phải đang tập huấn tại Mỹ, cho mục tiêu lớn nhất trong năm của cô, cũng như mục tiêu chung của bơi Việt Nam là Asiad 2014.
Một VĐV đang chuẩn bị dự đấu trường thể thao lớn nhất châu lục, lại phải tham dự một giải đấu cấp học sinh ở khu vực thì quả là không tương xứng.
Ánh Viên đã ở đẳng cấp rất khác so với giải đấu năng khiếu như giải các nhóm tuổi Đông Nam Á
9 HCV cùng 9 kỷ lục mới mà Ánh Viên thiết lập tại giải lần này thật ra không nói lên được nhiều điều. Ở đây, cũng cần đặt vấn đề ngược lại rằng nếu đối thủ thật sự có chất lượng, liệu Ánh Viên có giành nhiều HCV đến thế không?
Rồi chuyện Ánh Viên phá quá nhiều kỷ lục của giải nói cho cùng chỉ phản ánh một điều rằng trình độ của cô đã vượt xa giải đấu này.
Cũng cần đặt vấn đề rằng nếu như các quốc gia khác cũng cử lực lượng VĐV hùng hậu nhất của họ, trong lứa tuổi như đội tuyển bơi Việt Nam phải sử dụng ngôi sao số của mình là Ánh Viên, thì liệu chúng ta có khả năng giành nhiều HCV đến vậy không?
Đem lực lượng xịn, chủ yếu là thành phần của đội tuyển quốc gia như Ánh Viên, Duy Khôi, Lâm Quang Nhật… thi đấu với các VĐV học sinh của các nước, dễ hiểu đội tuyển bơi Việt Nam thắng áp đảo tại giải.
Nhưng chiến thắng ấy rốt cuộc có nhiều ý nghĩa hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi? Các VĐV của chúng ta có nâng cao được trình độ hay không cũng là chuyện khó có lời giải thỏa đáng? Bởi chắc chắn họ không có được sự canh tranh tương xứng để nâng cao chuyên môn tại giải, khi chỉ phải tranh tài với các đối thủ dưới tầm quá xa.
Đấy là chưa tính đến điểm rơi phong độ của các VĐV đang được đầu tư cho Asiad như Ánh Viên bị ảnh hưởng.
Bệnh thành tích làm khó VĐV
Ở đây, VĐV không có sự lựa chọn. Nhiệm vụ của họ là theo lệnh tập trung của đội tuyển, nếu không muốn bị làm khó dễ trong phần còn lại của sự nghiệp.
Chỉ có điều, có khi “thượng lệnh” lại cực kỳ phản khoa học. Ví như chuyện của Ánh Viên phải dự giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á. Thay vì kéo Ánh Viên đang tập huấn từ Mỹ trở về, bộ môn bơi và đội tuyển cần dành cơ hội đấy cho các VĐV trẻ khác có khi sẽ phù hợp hơn.
Thứ nhất, Ánh Viên đã ở một đẳng cấp khác, cô không cần phải chứng minh mình ở các giải đấu trẻ, cũng không cần phải gom huy chương hay danh hiệu ở các giải đấu ấy.
Quy trình huấn luyện thông thường là đưa VĐV từ năng khiếu, từ các lứa tuổi trẻ lên đỉnh cao, chứ không phải là làm ngược lại: Đưa VĐV đỉnh cao về tham gia các giải năng khiếu.
Thứ hai, việc Ánh Viên có mặt tại giải cũng tức là đã triệt tiêu cơ hội thi đấu của VĐV khác, ở lứa tuổi phù hợp, vốn cần sân chơi như thế này hơn để cọ xát và phát triển.
19 HCV ở một giải mang tính chất năng khiếu, 9 kỷ lục mới được thiết lập, nhưng con số ấy rốt cuộc củng sẽ vô nghĩa nếu chúng ta không thể tạo cơ hội cho thế hệ VĐV mới tìm cơ hội vươn lên.
Việc dạng VĐV ở đẳng cấp châu Á như Ánh Viên về thi đấu các giải năng khiếu như giải bơi các nhóm tuổi Đông Nam Á cũng tương tự như việc một học sinh vừa giành giải quốc tế về thi học sinh giỏi cấp trường vậy. Nó vừa vô nghĩa, vừa thiếu hấp dẫn, lại vừa có khả năng triệt tiêu cơ hội vươn lên của nhiều người khác!
Kim Điền