1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024

Alex Ferguson nghỉ hưu: Đế chế MU sẽ sụp đổ?

(Dân trí) - Đó là khả năng mà nhiều người đã nghĩ tới. Cách đây hơn 44 năm, khi Sir Matt Busby kết thúc triều đại kéo dài 24 năm của mình, triều đại huy hoàng của MU đã “sụp đổ” chóng vánh. Phải tới khi Sir Alex tới, đế chế ấy mới được “phục hưng”.

Có những triều đại mà “vị tướng” như “linh hồn”, quyết định sự hưng thịnh, diệt vong của nó. Trong làng túc cầu, không thiếu những ví dụ cho thấy những đội bóng đã lụn bại ngay sau khi mất đi “người thủ lĩnh”.

Ngay sau khi mất “linh hồn”

Ngay sau khi mất “linh hồn”
Matt Busby, MU đã sụp đổ

Trường hợp mới nhất chính là Inter Milan. Ngay sau khi Mourinho ra đi, Nerazzurri đã sụp đổ nhanh chóng, từ vị vua châu Âu nay họ thậm chí không kiếm nổi vé dự Europa League mùa này. Sự “phá sản” quá chóng vánh của “gã khổng lồ” thành Milan.

Nottingham Forest, CLB lừng danh một thời của bóng đá Anh, từng đoạt 2 chức vô địch C1 liên tiếp vào năm 1979, 1980 dưới triều đại Brian Clough cũng không thể gượng dẩy nổi sau khi HLV này ra đi vào năm 1993, kết thúc vương triều kéo dài 18 năm (khi ấy, Nottingham Forest phải xuống hạng).

Dynamo Kiev, dù trong những năm qua vẫn chiếm vị trí nằm trong nhóm dẫn đầu ở Ukraine nhưng họ gần như quá “nhỏ bé” trên đấu trường châu Âu kể từ khi chia tay HLV quá cố Valeriy Lobanovskyi

Ngay ở MU cũng chứng kiến cuộc sụp đổ như vậy khi “thủ lĩnh” Sir Matt Busby chấm dứt sự nghiệp kéo dài 24 năm (năm 1969). Thậm chí, khi ấy, “Quỷ đỏ” sụp đổ một cách quá chóng vánh, khiến không ai có thể ngờ được.

6 năm sau khi giành chức vô địch C1 (năm 1974), MU phải ngậm ngùi xuống chơi ở giải hạng Nhì cùng với những đội bóng như Notts County, Oldham Athletic hay York City. Nên nhớ rằng, trong đội hình của “Quỷ đỏ” ở thời điểm CLB trên đà sụp đổ (1968-1974), không thiếu nhân tài như George Best, Denis Law, Bobby Charlton.
 

Mặc dù

Mặc dù
Matt Busby vẫn giữ vai trò cố vấn nhưng không ai thay thế ông, là “linh hồn” của đội bóng

Rõ ràng, “cái bóng” của Sir Matt Busby trong 24 năm tại MU là quá lớn. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn giữ vai trò cố vấn và đích thân đã lựa chọn người kế vị mình. Ban đầu, HLV Don Revie của Leeds được xem là ứng cử viên hàng đầu nhưng Sir Matt Busby cho rằng chiến thuật của ông không phù hợp với “Quỷ đỏ”. Thế là ông lựa chọn Wilf McGuinness, HLV đội trẻ của MU.

Thế nhưng, kinh nghiệm là điều mà Wilf McGuinness còn thiếu. Ngay trong mùa giải đầu tiên, ông đã góp phần “kéo” đội nhà xuống tận vị trí thứ 8 trên BXH, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ của MU.

Mùa giải sau đó, Sir Matt Busby đã quyết định tái xuất để cứu MU nhưng đó là thời điểm “Quỷ đỏ” đã trượt dài, không tài nào vực dậy. Mùa 1970/71, nửa Đỏ thành Manchester lại đứng 8 và lần này, Sir Matt Busby chính thức thôi nghiệp cầm quân.

Sau đó, MU đã trải qua quãng thời gian dài “sống trong tăm tối”, phải mất 26 năm, họ mới lại giành được chức VĐQG. Đó là khi Sir Alex xuất hiện để bắt đầu triều đại mới (trong những trước khi “ông già gân” tới, MU chỉ giành được 3 FA Cup). Trên thực tế, trước khi giương cao chức vô địch Premier League, HLV người Scotland từng nhen nhóm hy vọng “phục hưng” cho MU bằng chức vô địch C2, hay 1 FA Cup.

Rõ ràng, để tìm một người “đặc biệt” như Sir Alex thực sự rất hiếm (hay đúng hơn, chả có CLB nào kiên nhẫn đợi ông tới hơn 6 năm để đoạt chức vô địch Premier League). Cần phải khẳng định, dưới triều đại của “ông già gân”, MU rất hiếm khi sở hữu “siêu sao” đúng nghĩa (C.Ronaldo thời ở MU chỉ được coi là cầu thủ giỏi), thế nhưng, ngài “máy sấy tóc” đã biến họ trở thành tập thể vững mạnh, chinh phục mọi đỉnh cao (13 chức vô địch Premier League, 2 Champions League).

Liệu chăng MU thời “hậu Ferguson” có rơi vào hoàn cảnh tương tự?

Liệu chăng MU thời “hậu Ferguson” có rơi vào hoàn cảnh tương tự?

Để làm được như vậy, Alex Ferguson phải là “linh hồn”, “thủ lĩnh”, nhân vật chính của đội bóng và đặc biệt là tình thương yêu với học trò. Trong giới HLV, ít người nghiêm khắc như Sir Alex (sẵn sàng trừng phạt những học trò chống lệnh) nhưng cũng hiếm ai thương yêu học trò như ông (luôn ở bên Van Persie, De Gea mỗi khi khó khăn…).

Tất cả “tính cách” đó được hun đúc sau 27 năm dẫn dắt đội bóng. Đó là sự khác biệt HLV Alex Ferguson, Matt Busby và những HLV sau này của MU (kể cả người kế vị Sir Alex ở MU sắp tới).

Khi nói về Matt Busby, HLV O'Farrell, người bị sa thải sau 1 mùa giải ở MU thời “hậu Matt Busby” từng chia sẻ: “Ông ấy luôn ở ngồi ở chỗ mà mọi cầu thủ đều có thể tìm thấy được”. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của Sir Matt Busby sau khi ông nghỉ hưu vẫn rất lớn.

Cũng như “tiền bối” Matt Busby, Alex Ferguson sẽ đóng vai trò cố vấn cho đội bóng nhưng chắc chắn, sẽ chẳng ai thay thế được ông trở thành “thủ lĩnh” trên sân tập cũng như trong trận đấu.

Thất bại của thời “hậu Matt Busby” là bài học quá rõ ràng. Liệu chăng, MU có đi vào vết xe đổ của những vị tiền bối?

H.Long