1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Xuất hiện tảng băng trôi khổng lồ đe dọa khí hậu trái đất

(Dân trí) - Một tảng băng trôi lớn bằng Vương quốc Luxembourg đã bị tách ra khỏi một sông băng ở Nam Cực sau khi bị một tảng băng trôi khổng lồ khác va chạm. Theo các nhà khoa học, điều này có thể làm rối loạn các dòng hải lưu chi phối thời tiết toàn cầu.


Xuất hiện tảng băng trôi khổng lồ đe dọa khí hậu trái đất - 1
Hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy Lưỡi sông băng Mertz bị tách ra khi bị tảng băng trôi B9B đâm vào. 

 

Tảng băng trôi rộng 2.500km2 bị tách ra khỏi lưỡi băng dài 160km thuộc sông băng Mertz ở Nam Cực vào đầu tháng này và hiện đang trôi về phía nam Australia.

 

Vụ va chạm vì thế đã chia nửa lưỡi băng có nhiệm vụ dẫn băng từ tảng băng Đông Nam Cực (EAIS) rộng lớn.

 

“Bản thân việc phân nửa không liên quan trực tiếp tới thay đổi khí hậu nhưng nó liên quan đến các tiến trình tự nhiên xảy ra trên tảng băng”, Rob Massom, một nhà khoa học cấp cao tại Đoàn Nam Cực Australia và Trung tâm hợp tác nghiên cứu khí hậu và hệ sinh thái Nam Cực, ở Hobart, Tasmania, cho hay.

 

Cả hai tổ chức trên, cùng với các nhà khoa học Pháp, đã nghiên cứu các vết nứt khổng lồ hiện tại trên lưỡi sông băng trên và theo dõi vụ va chạm với tảng băng trôi có tên gọi B9B.
 
 
Xuất hiện tảng băng trôi khổng lồ đe dọa khí hậu trái đất - 2
Tảng băng trôi B9B tiến về Lưỡi sông băng Mertz. Bản thân lưỡi sông băng trước đó đã có những vết nứt gãy.
 

Tảng băng trôi B9B dài 97km, là phần còn lại của một tảng băng rộng hơn 5.000km, bị tách ra hoặc bị chia nửa vào năm 1978, khiến nó là một trong những tảng băng trôi khổng lồ nhất từng được ghi chép ở Nam Cực.

 

Năm 2002, một tảng băng dài khoảng 200km bị tách khỏi thềm băng Ross của Nam Cực. Năm 2007, một tảng băng rộng bằng Singapore bị tách từ sông băng Pine Island ở Tây Nam Cực.

Còn tảng băng trôi bị tách từ sông băng Mertz cũng được đánh giá là một trong những tảng băng lớn nhất được thấy suốt nhiều năm qua.  
 
Massom cho biết việc lưỡi sông băng bị tách ra, cùng với sự xuất hiện của các tảng băng trôi của Mertz và tảng băng trôi B9B có thể ảnh hưởng tới các dòng hải lưu toàn cầu. Bởi đây là khu vực quan trọng để tạo ra nước muối đậm đặc, nhân tố chính thúc đẩy sự đối lưu trong đại dương.
 
 
Xuất hiện tảng băng trôi khổng lồ đe dọa khí hậu trái đất - 3
B9B khi đâm vào Lưỡi sông băng Mertz.
 
Các nhà nghiên cứu cho biết tảng băng trôi có thể phong tỏa khu vực tạo ra nước siêu lạnh và có nồng độ muối cao (còn gọi là nước đáy). Nước muối đậm đặc này giữ cho khí hậu Trái đất chúng ta được “thăng bằng”. Nó chìm xuống đáy biển, thúc đẩy các dòng hải lưu và luân chuyển nhiệt khắp toàn cầu. Tiến trình này chậm lại có nghĩa là mùa đông ở các vùng bắc Đại Tây Dương, bao gồm cả châu Âu, sẽ trở nên khắc nghiệt hơn trong vòng một thập kỷ nữa. Bởi các đại dương giống như những bánh đà khổng lồ cho khí hậu trái đất bằng cách luân chuyển nhiệt quanh toàn cầu qua vô số các dòng hải lưu bên trên và bên dưới bề mặt của nó. 
 
Ngoài ra còn có một lo ngại nữa, đó là tảng băng trôi cũng có thể phá hủy sự phong phú khác thường về đa dạng sinh học ở vùng biển Nam Cực, trong đó có các đàn cánh cụt hoàng đế. Lý do bởi, việc làm chậm quá trình tạo “nước đáy” cũng có nghĩa là các dòng biển sâu dưới đại dương sẽ được cung cấp ít oxy hơn. “Sẽ có những vùng biển trên thế giới mất oxy, khi đó hầu hết các sinh vật đại dương sẽ chết”, Mario Hoppema, một nhà nghiên cứu ở Đức cho biết. Một chuyên gia về đại dương các các vùng cực của Anh cho rằng lượng oxy sẽ chỉ thay đổi trong vùng Nam Cực, vì vậy mà việc thay đổi về hệ sinh thái cũng chỉ giới hạn trong Nam Cực.

 

 

 

Phan Anh

Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm