1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Xả súng kinh hoàng giữa thủ đô của Đan Mạch, 1 người chết

(Dân trí) - Một người đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương sau khi một tay súng nã nhiều phát đạn vào một quán cà phê ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch, nơi một họa sĩ biếm họa nhà tiên tri Muhammad đang tham dự một cuộc thảo luận về tự do ngôn luận.

Quán cà phê Krudttonden ở thủ đô Copenhagen, nơi xảy ra vụ nổ súng (Đồ họa:

Quán cà phê Krudttonden ở thủ đô Copenhagen, nơi xảy ra vụ nổ súng (Đồ họa: BBC)


Vụ nổ súng xảy ra ngày 14/2 tại quán cà phê Krudttonden, nơi diễn ra cuộc thảo luận về đạo Hồi và tự do ngôn luận. Họa sĩ biếm họa người Thụy Điển Lars Vilks, người từng bị dọa giết vì vẽ bức biếm họa nhà tiên tri đạo Hồi Muhammad, cũng tham dự sự kiện.

Vài chục phát đạn đã bị bắn vào quá cà phê và một cuộc truy lùng thủ phạm đang được tiến hành.

Các nguồn tin cho biết nạn nhân thiệt mạng là một dân thường. 3 người bị thương là các cảnh sát.

Cửa kính của quán cà phê đầy những vết đạn (Ảnh:

Cửa kính của quán cà phê đầy những vết đạn (Ảnh: EPA)

Các bức ảnh được chụp tại quán cà phê sau vụ tấn công cho thấy cửa kính tại quán đầy những vết đạn.

Đan Mạch đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau vụ nổ súng. Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt miêu tả vụ việc là một hành động khủng bố mang động cơ chính trị.

Họa sĩ Lars Vilks không bị thương trong vụ nổ súng. Ông Vilks nói với báo chí rằng ông tin mình là mục tiêu của vụ tấn công.

Cảnh sát ban đầu cho rằng có 2 nghi phạm, nhưng sau đó cho biết họ đang truy tìm một tay súng.

Cảnh sát đã công bố các bức ảnh chụp kẻ được cho là tay súng mặc áo khoác dầy màu tối và đội mũ màu tím.

Hình ảnh tay súng được công bố (Ảnh:

Hình ảnh tay súng được công bố (Ảnh: AFP)

Một đoạn băng ghi âm mà hãng tin BBC có được đã tiết lộ những giây phút dẫn tới vụ tấn công.

Cuộc tranh luận tại quán cà phê Krudttonden, bàn về các giới hạn của tự do ngôn luận, đã bất ngờ bị gián đoạn bởi hàng loạt tiếng súng.

Nhân chứng Dennis Myhoff-Brink nói với hãng tin BBC: “Mọi người cố gắng chạy ra cửa để cố gắng thoát ra ngoài, trốn giữa hoặc sau bàn ghế và một số người chạy ra phố”.

“Chúng tôi nghe thấy 20 hoặc 30 tiếng súng và một người hét cái gì đó bằng tiếng Ả-rập”, nhân chứng trên nói.

Họa sĩ vẽ tranh biếm họa người Thụy Điển Lars Vilks (Ảnh:

Họa sĩ vẽ tranh biếm họa người Thụy Điển Lars Vilks (Ảnh: AFP)

Đại sứ Pháp tại Đan Mạch Francois Zimeray cũng tham gia cuộc tranh luận. Ngay sau vụ xả súng, một thông điệp trên trang Twitter của ông cho hay ông vẫn bình an vô sự.

Ông Zimeray dự kiến sẽ nói chuyện về vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại Paris hồi tháng trước, làm 12 người thiệt mạng.

Khu vực quanh quán cà phê đã bị phong tỏa và cảnh sát cũng thiết lập hàng rào khi họ rà soát một công viên gần đó.

Giới chức cho hay tay súng đã tẩu thoát trên một chiếc ô tô. Chiếc Volkswagen Polo màu đen sau đó được tìm thấy bị bỏ lại cách hiện trường vụ tấn công không xa.


Cảnh sát đang truy lùng thủ phạm vụ xả sún (Ảnh:

Cảnh sát đang truy lùng thủ phạm vụ xả sún (Ảnh: AFP)

Trên trang web cá nhân của ông Lars Vilks, cuộc tranh luận được miêu tả là cuộc trò chuyện về việc có nên đặt ra các giới hạn đối với tự do ngôn luận hoặc tự do thể hiện nghệ thuật hay không.

Một miêu tả về sự kiện đặt câu hỏi rằng liệu các họa sĩ có dám vẽ tranh biếm họa sau vụ tấn công của các tay súng Hồi giáo tại Paris hồi tháng trước nhằm vào tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo.

Một lưu ý trên trang web nói rằng an ninh luôn được thắt chặt mỗi khi ông Vilks nói chuyện trước công chúng.

Một nhà tổ chức cuộc nói chuyện hôm qua cho biết sự kiện được các cảnh sát có vũ trang, các nhân viên an ninh từ Cơ quan tình báo Đan Mạch cũng như các vệ sĩ riêng của ông Vilks đảm bảo an ninh.

Xe cảnh sát và cứu thương tập trung tại hiện trường vụ tấn công (Ảnh:

Xe cảnh sát và cứu thương tập trung tại hiện trường vụ tấn công (Ảnh: AP)

Ông Vilks đã gây tranh cãi hồi năm 2007 vì vẽ các bức biếm họa nhà tiên tri Muhammad. Vào năm 2010, hai người đã cố gắng đốt nhà của ông tại miền nam Thụy Điển và bị bỏ tù vì tội âm mưu phóng hỏa.

Hồi năm 2005, các bức tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad đã được một tờ báo Đan Mạch đăng tải, gây ra các cuộc bạo động chết người tại một số quốc gia Hồi giáo.

Các họa sĩ vẽ tranh biếm họa đạo Hồi đã bị chú ý kể từ sau các vụ tấn công khủng bố tại Pháp hồi tháng 1, làm tổng cộng 17 người chết trong 3 ngày.

Một thông điệp trên trang Twitter của Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bày tỏ sự đoàn kết đối với Thủ tướng Đan Mạch.

An Bình
Theo BBC, AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm