1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Vụ đánh bom giết hàng trăm sinh mạng chỉ vì bất mãn (Phần 5)

Timothy McVeigh, kẻ đánh bom thành phố Oklahoma bị tiêm thuộc độc tử hình vào sáng thứ 2 ngày 12-6-2001.

Giữa tháng 10-1994, kế hoạch của McVeigh có chút gián đoạn khi hắn nhận được tin ông nội mình qua đời. McVeigh tới Pendelton, New York dự đám tang của ông, tại đây hắn không quên dụ dỗ em gái mình tham gia chống chính phủ.

Giữa tháng 12-1994, Mcveigh và Fortiers gặp nhau ở Kingman, Arizona. McVeigh lái xe chở Fortiers qua thành phố Oklahoma để chỉ cho Fortiers biết tòa nhà mà hắn dự định sẽ đánh bom phá hủy, kế hoạch thoát khỏi khu vực đánh bom một cách an toàn nhất. McVeigh và Fortier chia tay nhau tại đây.

Kế hoạch âm thầm được McVeigh thực hiện sau đó. Ngày 19-4-1995, tòa nhà Alfred P. Murra ở thành phố Oklahoma bị đánh sập.

Phiên tòa xét xử

Phiên tòa xét xử McVeigh được mở công khai trước sự quan tâm của dân chúng và giới truyền thông khắp thế giới ngày 24-4-1997.

Luật sư Stephen Jones, “mạo hiểm” nhận bào chữa cho McVeigh trong vụ này. Stephen Jones biết rằng mình đang chống lại hàng ngàn người dân. Đại diện cho bên truy tố là công tố viên Joseph Hartzler.

Vụ đánh bom giết hàng trăm sinh mạng chỉ vì bất mãn (Phần 5) - 1

Stephen Jones, luật sư của McVeigh

Phiên tòa được chuyển từ Oklahoma tới Colorado để đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình xét xử. Có tới 141 nhân chứng tham gia phiên tòa.

Sau khi xem xét hàng loạt những bằng chứng chống lại McVeigh, đoàn bồi thẩm phải mất tới ba ngày để đưa ra quyết định Timothy James McVeigh chính là hung thủ gây nên vụ đánh bom kinh hoàng đó. "McVeigh sẽ phải trả giá cho hành động điên rồ của mình."

Thời gian bị giam giữ trong nhà tù liên bang có tên gọi Supermax, Mcveigh đã có đủ thời gian để nghĩ về ngày hắn phải nhận án tử hình.

Oklahoma muốn truy tố Terry Nichols tội đồng lõa, có tham gia vào vụ đánh bom. Nếu bị kết tội, Terry Nichols có thể bị án tử hình như McVeigh.

Michael Fortier cũng bị kết án 12 năm tù, chịu án tại nhà tù Supermax vì không thông báo với cảnh sát kế hoạch của McVeigh.

Vụ đánh bom giết hàng trăm sinh mạng chỉ vì bất mãn (Phần 5) - 2

Terry Nichols, đồng phạm trong vụ đánh bom

Ngày 13-2-2001, luật sư của McVeigh, Robert Nigh đã gửi đơn xin khoan hồng cho thân chủ của mình. Đây là cơ hội cuối cùng của McVeigh.

Timothy McVeigh, kẻ đánh bom thành phố Oklahoma bị tiêm thuộc độc tử hình vào sáng thứ 2 ngày 12/6/2001.

Ngày 13/2/2001, cơ hội cuối cùng cho McVeigh xin được giảm án.

Vào thời gian đó, cuốn sách chống khủng bố nước Mỹ cuả Michel và Herbeck không được phát hành. McVeigh hiểu được rằng một khi chúng được xuất bản sẽ đồng nghĩa với việc công khai quá trình phạm tội của hắn.

McVeigh tha thiết nói rằng mình là người yêu sự tự do và luôn mong muốn điều đó. Hắn mong muốn được xóa án tử hình. Tuy nhiên, tự do sẽ chỉ là mơ ước của McVeigh. Án tử hình chắc chắn sẽ được thi hành với hắn.

Ngày cuối cùng đó, McVeigh sẽ là trung tâm thu hút mọi sự chú ý. Một số thành phần đặc biệt sẽ có mặt tại buồng thi hành án để chứng kiến cái chết của kẻ gây nên vụ khủng bố kinh hoàng này. Việc xử tử McVeigh diễn ra tại Terre Haute, nơi này mang nét gì đó mang nét ảm đảm, đúng với tính chất các vụ án.

Vụ đánh bom giết hàng trăm sinh mạng chỉ vì bất mãn (Phần 5) - 3

Chiếc giường thi hành án tử hình bằng việc tiêm thuốc độc

Cái chết của McVeigh sẽ được truyền hình. McVeigh hiểu được điều đó, và hắn muốn chứng minh cho mọi người thấy hắn không hề sợ cái chết và đã sẵn sàng để đón nhận nó. Có khoảng 30 người sẽ có mặt trực tiếp tại buồng thi hành án.

Trước khi McVeigh được dẫn đến căn phòng xử án, hắn được yêu cầu một bữa ăn khoảng 20 đôla và có 4 giờ để chờ đợi. McVeigh sẽ chịu án bằng 3 phát tiêm.

Cha của McVeigh được cho phép có mặt tại buồng xử án nhưng ông đã từ chối điều này cũng như không theo dõi qua truyền hình. “Con trai tôi không muốn tôi chứng kiến cảnh này, tôi sẽ tôn trọng ý kiến của nó.”

Một cuộc thăm dò ý kiến của khoảng 2.000 người thân và những người sống sót trong vụ đánh bom năm đó về việc chứng kiến cái chết của McVeigh, chỉ có 15% muốn làm điều đó.

Bud Welsh, người phụ nữ đã mất đứa con gái trong vụ đánh bom năm đó cho biết, “10 tháng sau cái chết của con gái tôi, tôi đã không còn hận kẻ gây ra cái chết của nó. Điều đó không khiến con gái tôi trở lại.”

Vụ đánh bom giết hàng trăm sinh mạng chỉ vì bất mãn (Phần 5) - 4

Khu tưởng niệm các nạn nhân chết trong vụ đánh bom ở Oklahoma

Ngày 7-6-2001, đơn xin giảm án của McVeigh bị từ chối. “Phán quyết của tòa là một phán quyết công bằng.”

Kênh CNN ngày hôm đó cũng truyền hình trực tiếp lời phát biểu của Chủ tịch thành phố Oklahoma, ông Frank Keating. Theo ông Frank, việc tử hình McVeigh là đúng với luật pháp và phù hợp với mong muốn của người dân Oklahoma. “Timothy McVeigh phải chịu trách nhiệm cho cái chết của 168 người, trong đó có 19 trẻ em. Án tử hình phải được thực hiện.”

McVeigh nói rằng hắn hối hận vì đã gây nên cái chết của quá nhiều người như vậy, nếu hắn biết được trong tòa nhà Alfred P. Murrah có trung tâm chăm sóc sức khỏe thì hắn sẽ chọn tòa nhà khác làm mục tiêu. McVeigh cũng nhận một mình mình gây nên vụ đánh bom đó.

Timothy McVeigh, kẻ đánh bom thành phố Oklahoma bị tiêm thuộc độc tử hình vào 8.14 phút thứ 2 ngày 12-6-2001, lúc đó là. “Hắn mặc chiếc áo sơ mi trắng, quần kaki và đi một đôi giày thể thao. Tóc được cắt ngắn, gọn gàng.Trên chiếc giường tại buồng hành xử, khuôn mặt hắn tái nhợt đi chờ đợi cái chết.”

Vụ đánh bom giết hàng trăm sinh mạng chỉ vì bất mãn (Phần 5) - 5

Lễ tưởng niệm những nạn nhân bị chết trong vụ nổ bom kinh hoàng được điễn ra hàng năm

Việc tử hình McVeigh bằng việc tiêm thuốc độc là trường hợp đầu tiên của Mỹ trong vòng 38 năm. Xác McVeigh được hỏa táng tại Terre Haute.

Ngày 13-2-2001, Tòa án tối cao đã bác bỏ đơn kháng cáo của Terry Nichols. Án tử hình theo đó cũng được tuyên với Terry Nichols.

Theo Thiên Phú

PetroTimes

Vụ đánh bom giết hàng trăm sinh mạng chỉ vì bất mãn (Phần 5) - 6