Vì sao phe ly khai chống lại được quân đội Ukraine?
Chiến dịch bình định miền đông Ukraine của chính quyền Kiev đã thất bại thảm hại, khi mà Tổng thống Poroshenko thừa nhận rằng quân đội chính phủ đã tổn thất đến 65% số vũ khí hạng nặng.
Thời kì đó, Liên Xô phân đơn vị chiến đấu làm 3 cấp: Cat I (Category I) là những đơn vị có quân số và trang bị đầy đủ; Cat II là dạng có số quân khung nhưng đủ trang bị và Cat III là ở mức thấp hơn. Mục đích là để việc huy động binh lực được thực hiện bài bản: Có thể triển khai đội hình chiến đấu trong vài ngày, vài tuần, hoặc vài tháng, tung ra những đòn đánh nhằm vào đối phương ở những thời điểm khác nhau.
Khi Liên xô sụp đổ, mô hình này bị phân rã. Nga chịu trách nhiệm đối với việc quản lý những nhà máy, cơ sở chế tạo vũ khí của các nước thuộc khối Warsaw – ví dụ như quốc hữu hóa trong phạm vi lãnh thổ Nga. Với quân số và trang bị thuộc Cat I, Moskva sẽ đưa trở lại Nga; quá trình này được triển khai nhanh chóng, cùng với việc phá hủy hoàn toàn các cơ sở hiện hữu.
Quân đội Nga sau đó đi vào thời kì khủng hoảng, cả về mặt tổ chức, vũ khí trang bị đến con người. Công việc cải tổ được tiến hành vào cuối những năm 1990; với việc co gọn lực lượng, lấy lữ đoàn thay sư đoàn là đơn vị chiến đấu trung tâm; không duy trì mô hình các đơn vị khung, với đủ kho vũ khí. Đến đây, việc chia các đơn vị chiến đấu làm 3 cấp như thời Liên Xô đã chấm dứt, mang lại sức mạnh mới cho quân đội Nga, được thể hiện rõ nhất trong cuộc can dự ở Chechnya hay Gruzia.
Một thành quả tương tự như thế đã không thể có được ở Ukraine. Sau khi tách khỏi Liên Xô, Ukraine được thừa hưởng nhiều kho vũ khí tản mát ở khắp đất nước, nhưng cơ cấu tổ chức quân đội là “con số không”. Một chuyên gia nhận xét, khi Liên Xô sụp đổ, lãnh thổ Ukraine “sở hữu” hàng triệu khẩu súng, mìn, hệ thống pháo cùng nhiều loại vũ khí khác. Khu vực đang xảy ra chiến sự ở miền đông ngày nay cũng không là ngoại lệ - có quá nhiều kho vũ khí và số này bị quân ly khai chiếm giữ.
Thực chất, quân đội Ukraine thời kì đầu cũng “bết bát” như Nga, thế nhưng Kiev đã có nhiều hơn Moskva một thập kỉ bỏ bê việc củng cố sức mạnh. Những loại vũ khí tốt nhất đều được Ukraine mang đi bán. Số còn lại hầu hết các vũ khí đều cũ, không thể hoạt động được. Thế nhưng nếu tháo dỡ 100 xe tăng hỏng lấy phụ tùng để chế ra được 10 chiếc hoạt động được thì vẫn rất hiệu quả. Đó là điều Kiev bỏ qua, còn ly khai miền đông thì làm rất tốt. Hơn nữa, vùng Donbass lại là cái nôi của rất nhiều thợ cơ khí, thợ kỹ thuật, thợ sửa chữa vũ khí, với rất nhiều người từng tham chiến ở Afghanistan, quá thuần thục việc sử dụng các loại vũ khí như dàn phóng tên lửa BM-21 Grad. Cuối cùng, cần phải thấy rằng các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất đều rất dễ vận hành và rất bền: Một chiếc tăng T-34 ra đời từ hơn 50 năm trước vẫn hoàn toàn có thể chạy giữa trời mưa, đông tuyết!
Đó là những lý do mà dân phòng miền đông đẩy lui được các cuộc tấn công của quân đội chính phủ Ukraine. Và phương Tây thì nói rằng Nga cung cấp vũ khí cho quân ly khai.