1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Vì sao ông Kim Jong-un xử tử chú dượng?

(Dân trí) - Triều Tiên hôm nay xác nhận đã xử tử ông Jang Song-Thaek, người chú dượng của lãnh đạo Kim Jong-un và từng là phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng. Ông Jang đã làm gì và vì sao lãnh đạo Triều Tiên lại xử tử chú của mình?

Ông Jang đã bị đưa ra xét xử hôm qua 12/12.
Ông Jang đã bị đưa ra xét xử hôm qua 12/12.

 

 

Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự thật có lẽ không phải như những lời giải thích dài dằng dặc mà hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đăng tải. Theo giới phân tích, có lẽ đây là cách để ông Kim Jong-un củng cố quyền lực trong hệ thống quyền lực vốn thống trị bởi các nhân vật nhiều tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn nhà lãnh đạo trẻ và có thể không bằng lòng với việc ông lên nắm quyền.

 

Cuộc thanh lọc ông Jang được công khai rộng rãi ngay từ đầu và được giới phân tích cho rằng đây là một động thái chưa từng có tiền lệ. Triều Tiên trước đây đã thực hiện nhiều cuộc thanh lọc chính trị nhưng chưa bao giờ giống như vụ của ông Jang. Họ tiến hành một cách lặng lẽ, sau các bức màn.

 

Nhưng vào đầu tuần này, báo chí nhà nước Triều Tiên đã lên án ông Jang, công khai kết tội ông và liệt kê một loạt cáo buộc phạm tội. Toàn bộ trang nhất của tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm thứ hai vừa qua được dành để đăng về cuộc phế truất ông Jang. Đài truyền hình Triều Tiên cũng có chương trình đặc biệt phát cảnh quân đội bắt giữ ông Jang giữ một cuộc họp của bộ chính trị.

 

Theo giới phân tích, biến một cuộc thanh lọc chính trị thành một cuộc phô diễn dân tộc là hoàn toàn chưa từng có tiền lệ ở Triều Tiên. Điều đó gợi ý một số manh mối về những gì đã xảy ra và vì sao ông Kim lại ra lệnh xử tử người chú dượng của mình.

 
Muốn một khởi đầu mới? 
 

Giới phân tích cho rằng, theo lý thuyết, sự việc đã nhấn mạnh tới tuổi trẻ của ông Kim. Ông được cho là khoảng 30 tuổi và lên nắm quyền sớm hơn nhiều năm so với dự đoán, do cha ông, lãnh đạo Kim Jong-il đột ngột qua đời. Ông mới chỉ là người thứ ba trong gia đình Kim nắm quyền ở Triều Tiên. Ông nội của ông, nhà lãnh đạo sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành, là một nhà lãnh đạo tự tin, trong khi cha ông, ông Kim Jong-il đã lèo lái đất nước vượt qua nạn đói những năm 1990. Không ai dám chắc điều gì ở nhà lãnh đạo trẻ chưa được tôi luyện Kim Jong-un, có lẽ trong đó có cả những thành viên trong chính chính quyền của ông.

 

Nhà lãnh đạo Kim Jong-il có vẻ như không thực sự mong muốn vị trí mà ông đảm nhiệm khi cha ông qua đời vào năm 1994. Ông lên nắm quyền một cách thụ động, cố gắng đối phó với nạn đói và cuộc khủng hoảng kinh tế mà nhiều người cho rằng sẽ phá hủy chính quyền nước này hoàn toàn. Nhưng thật đáng hoan nghênh, mọi chuyện suôn sẻ khi ông kế thừa chính quyền cũng như các quan chức của cha ông.

 

Còn ông Kim Jong-un có vẻ như tham vọng hơn cha ông, có vẻ như thường xuyên xuất hiện trên truyền thông nhà nước và phô trương sáng kiến mới này tới sáng kiến mới khác. Nếu nhà lãnh đạo trẻ muốn làm điều gì đó mới, ông sẽ cần một chính phủ với những người trung thành với ông và ý tưởng của ông. Ông Jang, một nhân vật vốn đã có quyền lực trong chính quyền, có thể không muốn “ngả mình” trước nhà lãnh đạo mới.

 

Theo Lankov, chuyên gia về Triều Tiên sống tại Hàn Quốc,có thể thấy ông Kim dần dần muốn “loại bỏ nhóm của cha ông” và thay thế bằng người của mình. Nhưng một số “người bảo vệ cũ” có thể không sẵn sàng ra đi một cách lặng lẽ. “Vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi một số bị ép phải ra đi”, Lankov nhận định.

 

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa lý giải được vì sao cuộc thanh trừng lại được công khai một cách khác thường đến vậy hay vì sao phải kết thúc bằng xử tử. Hơn nữa, đã có nhiều cuộc thanh trừng chính trị cấp cao ở Triều Tiên, họ không bị công khai như vậy và trong nhiều trường hợp, cũng không bị tử hình.

 

Ông Kim muốn củng cố quyền lực?

 

Ông Kim bất ngờ lên nắm quyền vào cuối năm 2011, và chỉ sau vài năm ngắn ngủi trở về nước sau khi theo học ở Thụy Sỹ. Giới phân tích cho rằng có lẽ ông chưa có căn cứu quyền lực mạnh ở trong chính quyền. Trong hệ thống chính quyền Triều Tiên, theo giới phân tích, có nhiều người quyền lực và có lẽ ông Kim không đơn giản chỉ cần ra lệnh là mọi người thực hiện theo, đặc biệt là khi có nhiều quan chức nhiều tuổi hơn, có kinh nghiệm hơn ông.

 

Ông Jang được biết đến là một nhà cải cách trong bối cảnh Triều Tiên hiện nay. Ông ủng hộ cải cách thị trường có giới hạn và được cho là phản đối hoạt động thử tên lửa của Bình Nhưỡng vào đầu năm nay. Cả hai điều này đã đặt ông trong thế đối đầu với quân đội. Không có gì ngạc nhiên, khi vụ xử tử củng cố thêm sức mạnh cho quân đội.

 

Theo các nhà phân tích cách chức và xử tử là cách tốt để củng cố quyền lực, khi đang ở giữa những quan chức nhiều tuổi hơn, kinh nghiệm hơn và cũng là để “nêu gương” cho họ. Giới phân tích cho rằng ông Kim đã gửi thông điệp tới những quan chức cấp cao: “Tôi cứng rắn hơn cha tôi nhiều.”

 

Và kể từ khi cha ông Kim Jong-un mất vào cuối năm 2010, 5 trong số 7 người đi bên cạnh linh cữu cha ông tại tang lễ, trong nhóm lãnh đạo được báo chí Hàn Quốc mệnh danh là “Nhóm 7 người”, hiện đã bị gạt ra bên ngoài.

 

Vũ Quý

Theo Washington Post, AFP