1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Vì sao Aleppo trở thành "chảo lửa" ở Syria?

Với việc lệnh ngừng bắn và đàm phán hòa bình Syria đang bế tắc, thành phố miền bắc Aleppo lại một lần nữa trở thành tâm điểm chiến tranh tại Syria. Hơn 200 người đã thiệt mạng trong 9 ngày qua do không kích và giao tranh giữa các lực lượng bên trong thành phố.

Lịch sử

Là trung tâm thương mại và thành phố lớn nhất của Syria, Aleppo là sự giao thoa của nhiều nền văn minh trong hàng nghìn năm qua. Nó từng bị chiếm đóng bởi người Hy Lạp, Byzantine và nhiều cộng đồng Hồi giáo. Aleppo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1986.

Aleppo giờ là tâm điểm của nội chiến Syria
Aleppo giờ là tâm điểm của nội chiến Syria

Tuy nhiên, nội chiến đã phá hủy nhiều công trình lịch sử ở thành phố này như nhà thờ Umayyad từ thế kỉ 11 và chợ thời trung cổ có từ thế kỉ 13. Nhiều di tích lịch sử giờ còn được tận dụng làm căn cứ cho các phiến quân nổi dậy.

Ý nghĩa chiến lược

Do có địa thế chiến lược gần biên giới Thổ Nhĩ Kì và ý nghĩa biểu tượng quan trọng, nhiều người khẳng định rằng, bất kì ai chiếm được Aleppo sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Syria. Mặc dù chưa thể kết thúc chiến tranh nhưng nếu quân chính phủ tái chiếm Aleppo, đây sẽ là bước ngoặt đối với xung đột Syria và là tổn thất nặng nề với các phiến quân đối lập.

Aleppo nằm gần biên giới Thổ Nhĩ Kì
Aleppo nằm gần biên giới Thổ Nhĩ Kì

Aleppo nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kì 50km và Ankara có tầm ảnh hưởng rất lớn tới miền bắc Syria. Hầu hết hàng tiếp tế của phiến quân đối lập đều qua biên giới Thổ Nhĩ Kì. Nếu quân chính phủ bao vây toàn bộ thành phố, đây như một biện pháp bóp nghẹt quân đối lập nhằm buộc các lực lượng này phải đầu hàng. Tuy nhiên, đó cũng là thảm họa đối với hàng chục nghìn thường dân đang sống tại đây.

Một thành phố bị chia cắt

Các nhóm phiến quân đang kiểm soát một vài khu vực rải rác của thành phố. Đường tiếp tế duy nhất của phe đối lập là một hành lang nối liền miền bắc thành phố với biên giới Thổ Nhĩ Kì.

Phe chính phủ và đồng minh đang kiểm soát hầu hết khu vực phía đông, sân bay quốc tế và căn cứ không quân Nairab. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng từng chiếm được một vài khu vực, tuy nhiên đã bị đánh bật ra từ hồi đầu năm 2014 bởi một số nhóm đối lập.

Lực lượng người Kurd, còn được biết đến với tên gọi Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) cũng chiếm được một vài vùng đất ở miền bắc Aleppo.

Những nhóm phiến quân nổi bật đang ở Aleppo có thể kể đến như Ahrar al-Sham, Nour el-Din Zengim, lữ đoàn Tawhid và Mặt trận al-Nusra.

Theo Đặng Vũ/ Business Insider

An ninh thủ đô