1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

“Ve vãn” Ả-rập Xê-út, Pakistan có thể “chọc giận” Trung Quốc

(Dân trí) - Để không bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền của tân Thủ tướng Pakistan Imran Khan đang tận dụng cơ hội chính trị để có được các lợi ích về kinh tế, trong đó có có việc bí mật “ve vãn” Ả-rập Xê-út trong một dự án dầu quy mô lớn.


Thủ tướng Pakistan Imran Khan (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Daily Times)

Thủ tướng Pakistan Imran Khan (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Daily Times)

Kể từ năm 2015, Bắc Kinh đã khẳng định rằng Hàng lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), dự án tiêu biểu trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình, chỉ là một chương trình kinh tế thuần túy giống cái tên của nó.

Nhưng dường như, chính quyền mới của Thủ tướng Pakistan Imran Khan không nghĩ như vậy. Chỉ trong vòng 2 tuần qua, Pakistan đã đưa ra 2 quyết định mà trong đó CPEC được sử dụng như một quân bài mặc cả trong các mối quan hệ phức tạp của Pakistan với các đối tác chủ chốt khác trên thế giới.

Đầu tiên, Pakistan bất ngờ giảm quy mô tiềm tàng của chương trình CPEC từ 62 tỷ USD xuống 50 tỷ USD vào năm 2030. Trong một động thái khác, nước này quyết định không cấp vốn cho tuyến đường bộ phía tây từ Tân Cương (Trung Quốc) tới cảng Gwadar (Pakistan) do Trung Quốc vận hành bên bờ biển Ả-rập.

Pakistan cũng đang cân nhắc giảm kế hoạch chi tiêu cho một dự án CPEC nhằm tu sửa mạng lưới đường sắt quốc gia đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Với mức giá khoảng 8 tỷ USD, đây có thể là dự án lớn nhất của CPEC.

Những biện pháp mạnh mẽ này là hành động khẩn cấp của Thủ tướng Khan nhằm đối phó với tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai, hiện đang ở mức kỷ lục, và dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Theo quan điểm của ông, các vấn đề đó một phần xuất phát từ việc người tiền nhiệm Nawaz Sharif quá hăm hở với CPEC. Ông Sharif đã không lường trước được tác động của các nguồn vốn khổng lồ từ Trung Quốc đối với các nguồn tái chính bên ngoài của Pakistan, vốn đã bị thả nổi do hàng loạt các khoản vay khẩn cấp từ Trung Quốc và các khoản tiền gửi ngân hàng trung ương trong năm nay.

Các nhà kinh tế cho rằng Pakistan không có lựa chọn nào khác là phải quay sang Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để cân bằng bảo lãnh các khoản thanh toán. Rõ ràng, bất kỳ viễn cảnh bảo lãnh nào cũng đi kèm với cái giá về chính trị. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố, cần đảm bảo rằng bất kỳ đồng thuế nào của Mỹ cho Pakistan vay trong khuôn khổ tổ chức Bretton Woods không được sử dụng để giải quyết các khoản nợ của Trung Quốc. Do đó, IMF phải hối thúc Pakistan đóng cửa các dự án CPEC.

Nhưng điều đó lại đặt ra một câu hỏi: Liệu quyết định của chính quyền Thủ tướng Khan nhằm từ bỏ tuyến đường CPEC phía tây có phải là một nỗ lực nhằm thuyết phục Mỹ mềm hóa quan điểm về viện trợ tài chính đa phương?

Câu trả lời có thể nằm ở bên kia biên giới, tại Iran, mục tiêu trừng phạt chính của Mỹ ở Trung Đông. Tuyến đường phía tây của CPEC cho phép Trung Quốc có cơ hội phát triển một vành đai trên bộ và mở rộng đường xá vào Iran, do các khoản đầu tư đáng kể của Bắc Kinh tại nước này sau thỏa thuận hạt nhân đa phương vào năm 2015.

Nguy cơ bị mắc kẹt giữa các cường quốc

Quyết định thứ 2 của Pakistan là mời Ả-rập Xê-út phát triển một khu lọc dầu lớn tại cảng Gwadar. Điều này cho thấy CPEC đang được sử dụng để phục vụ các mục đích ngoài của Trung Quốc. Chính quyền đổi mới của Thái tử Mohammad bin Salman đã tìm kiếm sự ủng hộ của chính quyền Trump để chống lại sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Iran trên khắp Trung Đông, và vui mừng khi Washington rút khỏi thỏa thuận Iran đạt được dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Ả-rập Xê-út đang kỳ vọng về viễn cảnh thiết lập một khu dự trữ dầu chiến lược cách biên giới Pakistan-Iran 120 km. Trong khi đó, Iran có thể bị tổn hại về kinh tế.

Bộ trưởng tài chính Pakistan Asad Umar thừa nhận rằng Trung Quốc không được thông báo về khả năng đầu tư của Ả-rập Xê-út tại cảng Gwadar, vốn là điểm quan trọng nhất của CPEC. Bắc Kinh chỉ được thông báo rằng Pakistan có kế hoạch mời gọi các nhà đầu tư từ các bên thứ 3, một ý tưởng mà Trung Quốc luôn hoan nghênh vì các mục tiêu rộng lớn hơn của kế hoạch Vành đai và Con đường.

Bắc Kinh không nghĩ rằng chính quyền của Thủ tướng Khan đang tìm cách tận dụng cảng Gwadar để thuyết phục Ả-rập Xê-út cung cấp dầu cho Pakistan trên cơ cở trả chậm, nhờ đó có thể giảm bớt áp lực lên dự trữ ngoại hối và giảm số tiền cần vay từ IMF.

Trung Quốc chắc hẳn phải cảnh giác khi biết được danh tính của nhà đầu tư bí mật, và sau đó nghe Bộ trưởng thông tin Pakistan Fawad Chaudhry miêu tả dự án của Ả-rập Xê-út thuộc CPEC. Ông đã vội vàng rút lại thông tin đó ngay vào ngày hôm sau, nhưng điều này cũng cho thấy chính quyền của Thủ tướng Khan không tin tưởng “người anh em lớn”.

Lý do cho các động thái của Pakistan rất rõ. Pakistan không thoải mái với viễn cảnh bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn có thể leo thang thành Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21. Pakistan cũng nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để đưa Pakistan vào quỹ đối trọng với Vành đai và Con đường do Mỹ và Nhật lập ra gần đây, và Liên minh châu Âu cũng công bố các kế hoạch tương tự nhằm chống lại sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.

Hoàn cảnh kinh tế và chiến lược của Pakistan đơn giản là không cho phép nước này rơi vào thế kẹt trong cuộc đấu đầu giữa các ông lớn. Điều này hứa hẹn sẽ thúc đẩy các cuộc đối thoại trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Khan sắp tới.

Bề ngoài, Trung Quốc luôn khẳng định lập trường rằng nước này đang phát triển CPEC phù hợp với nguyện vọng của Pakistan. Bắc Kinh có thể tìm cách xoa dịu ông Khan bằng việc nhất trí cải thiện các điều khoản của các thỏa thuận dự án CPEC hiện thời và trong tương lai, xem xét lại một số khoản nợ song phương, và nới lỏng các rào cản thuế đối với hàng xuất khẩu của Pakistan. Nhưng ông Tập Cận Bình chắc chắn phải tính toán xem liệu canh bạc nhằm quảng bá dự án do ông thai nghén tại Pakistan có bị trả giá hay phản tác dụng hay không.

An Bình

Theo SCMP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm