1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vấn nạn mua bán tình dục ở những mỏ vàng tại Congo

Thanh Thành

(Dân trí) - Tại một khu vực bất ổn ở miền đông Congo, nơi người dân đổ xô đến khai thác các khoáng sản có giá trị như vàng, nhiều phụ nữ và trẻ em gái nghèo đã phải bán thân xác để có thức ăn.

Vấn nạn mua bán tình dục ở những mỏ vàng tại Congo - 1

Deborah đi giữa những ngôi nhà tạm bợ và quán bar ở thị trấn Luhihi (Ảnh: Al Jazeera).

Deborah đi xuống một con hẻm bằng đầy bùn giữa những ngôi nhà được lát bằng ván ép và những tấm bạt. Ở góc đường, những tiếng nhạc xập xình mờ ảo phát ra từ hộp đêm lợp mái thiếc. Mới 2 giờ chiều nhưng nhiều đàn ông say xỉn đã lảng vảng trước cửa, cầm những cốc bia và ly rượu trắng đục.

Ở bên trong, ngoại trừ một số đèn disco nhấp nháy màu xanh lá cây và màu đỏ, còn lại tối om. Một nhóm nhỏ người đang tụ tập trong một chiếc bàn. Deborah cho biết nơi này sẽ đông khách vào buổi tối vì hiện tại hầu hết đàn ông đang lên sườn đồi để đào vàng. Cô thường đến đây vào ban đêm để tìm khách.

Deborah hành nghề mại dâm ở Luhihi, một thị trấn ven mỏ vàng ở Nam Kivu, miền đông Cộng hòa Congo. Cô chuyển đến đây 1 năm trước, ngay sau khi bùng nổ cơn sốt khai thác vàng gần đây nhất.

Vào thời kỳ đỉnh cao những năm trước, cơn sốt vàng Luhihi còn thu hút nhiều doanh nhân, những người đã dựng lên các quán bar, nhà thổ, câu lạc bộ và ổ đánh bạc ở bên các sườn đồi. Những người thợ mỏ vẫn làm việc xung quanh, đặc biệt là vào buổi tối, nhưng thị trấn giờ đây không còn là nơi nhộn nhịp như trước đây.

Vào buổi tối, phụ nữ và trẻ em gái hành nghề mại dâm - một số mới 14 tuổi - nán lại các góc phố lầy lội, chờ đợi khách. Đối mặt với rất ít lựa chọn thay thế trong một vùng nghèo khó, bị tàn phá bởi tình trạng bạo lực, họ chỉ biết bán thân xác để có thức ăn.

Deborah đến Luhihi khi một người bạn kể là có thể tìm được việc làm ở một trong những nhà hàng hoặc quán bar tạm bợ vừa mới mọc lên. Nhưng sau nhiều ngày rong ruổi khắp thị trấn và không tìm được việc làm, cô bắt đầu tuyệt vọng.

"Tôi phải ở nhờ với cô bạn Claudine. Cô ấy bán rượu bia nhưng cũng mua bán thân vì tiền", cô nói. Rồi đến một ngày, Claudine nói rằng Deborah hãy tự kiếm tiền bằng cách bán thân cho đàn ông. Khách hàng đầu tiên của cô, một người đàn ông ở độ tuổi 20, muốn vui vẻ mà không muốn trả tiền. Cô từ chối và anh ta rời đi, chỉ để trở lại vào đêm hôm sau, đồng ý với các điều kiện của cô và đề nghị trả 10 USD một đêm.

Phần lớn khu vực ở phía đông Congo chứa đầy khoáng chất, chẳng hạn như vàng và coltan, một kim loại được sử dụng trong pin điện thoại di động.

Tuy nhiên, nguồn khoáng sản này hầu như không mang lại lợi ích cho những người sống ở đó mà còn là nguyên nhân gây bùng phát xung đột đã kéo dài 25 năm qua.

Khoảng 120 nhóm phiến quân khác nhau ẩn náu ở các tỉnh phía đông rừng rậm như Bắc Kivu, Nam Kivu và Ituri, theo báo cáo của dự án chung Kivu Security Tracker. Các nhóm dân quân (thường hợp tác với quân đội quốc gia) chiến đấu để kiểm soát các mỏ và kiếm nguồn tiền từ buôn lậu khoáng sản sang các nước láng giềng Uganda và Rwanda, một nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc nêu rõ báo cáo thường niên vào năm ngoái.

Vàng là nguồn thu lớn nhất của các tổ chức vũ trang trong khu vực. Theo The Sentry, một tổ chức từ thiện điều tra của Mỹ, số lượng vàng trị giá khoảng 300-600 triệu USD được nhập lậu ra khỏi đất nước mỗi năm. Phần lớn nó được giấu bên dưới những chiếc xe tải (và đôi khi cả bên trong lốp xe) qua biên giới đến Uganda, nơi có một nhà máy luyện vàng.

Với coltan cũng vậy. Dù Rwanda luôn là một trong những nhà xuất khẩu kim loại lớn nhất thế giới, nhưng phần lớn trong số đó là đến từ Congo.

Việc vận chuyển coltan luôn bí mật nên rất khó để biết chính xác số lượng coltan được sản xuất ở đó Congo. Nhưng trong cuốn sách "Cỗ máy cướp bóc", tác giả Tom Burgis cho biết, khoảng 20% coltan trên thế giới được sản xuất tại Congo.

Theo một nhân viên bảo vệ trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), ở một quốc gia có 70% dân số sống sót với mức dưới 2 USD mỗi ngày, các tệ nạn còn phổ biến. Các vấn đề thậm chí còn tồi tệ hơn ở các tỉnh miền đông bị xung đột, nơi giao tranh làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói.