1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Vấn đề Triều Tiên: Già néo đứt dây?

Cuối tuần trước, Triều Tiên cho biết họ đã thử thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2, tiến gần hơn bao giờ hết tới việc sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng vươn xa đến Mỹ.

Sự kiện này khiến Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ hết sức lo lắng, bởi tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng đồng nghĩa với mối đe dọa hạt nhân đối với những nước này ngày một rõ rệt.

Vấn đề Triều Tiên: Già néo đứt dây? - 1

Tên lửa Pukguksong-2 của Triều Tiên. (Nguồn: Reuters)

Phát biểu trước phiên điều trần Thượng viện Mỹ mới đây, Trung tướng Vincent Stewart - Giám đốc Cơ quan tình báo quân đội Mỹ (DIA), phải thừa nhận rằng “gần như không thể dự đoán được điều gì sắp xảy ra” và “một ngày nào đó Triều Tiên có thể tấn công tới lục địa Mỹ bằng tên lửa hạt nhân”.

Trong bối cảnh một bên là Triều Tiên với quyết tâm phát triển chương trình tên lửa cao độ, một bên là Mỹ - Nhật - Hàn đang tìm mọi cách trừng phạt, răn đe cứng rắn khi các nỗ lực đàm phán trung gian của Trung Quốc và Nga không hiệu quả, nhiều nhà quan sát lo ngại tình hình bán đảo Triều Tiên có thể ngày một xấu đi, thậm chí dẫn tới một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng dự báo giải pháp quân sự với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ tạo ra kết cục “bi thảm với mức độ không thể tin nổi”.

Bởi lẽ đó, Triều Tiên và các cường quốc khu vực đang đứng trước những lựa chọn khó khăn. Với Triều Tiên, đó là cương quyết theo đuổi chương trình phát triển tên lửa bất chấp những lệnh trừng phạt hay ngồi vào bàn đàm phán. Theo những gì Bình Nhưỡng thể hiện trong thời gian gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có lẽ đã lựa chọn không chùn bước như cách để bảo đảm an ninh quốc gia.

Trong khi đó, các quốc gia còn lại đang tìm cách tạo ra vô số sức ép lên Triều Tiên, buộc nước này phải từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu cấp cao Yang Xiyu thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cộng đồng quốc tế cần gia tăng nỗ lực để tạo dựng môi trường thân thiện, để Triều Tiên thấy rằng “ngay cả khi không có vũ khí hạt nhân, an ninh quốc gia của họ vẫn không phải đối diện với bất kỳ nguy cơ nào. Đó là yếu tố then chốt cho một giải pháp hòa bình”.

Lúc này, thay vì những lời tuyên chiến hay cảnh báo, Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cần kiềm chế, nhượng bộ lẫn nhau và ưu tiên đối thoại cùng các biện pháp ngoại giao tích cực. “Già néo đứt dây”, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ tuột khỏi tầm với nếu các bên tiếp tục vượt qua những giới hạn.

Theo Nhã Anh

Thế giới & Việt Nam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm